Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến sĩ "Việt Nam mới"”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 4:
Những người "Việt Nam mới" đến từ nhiều quốc gia, trong đó chủ yếu phân thành hai nhóm chính:
* Binh sĩ, sĩ quan của [[Lục quân Đế quốc Nhật Bản]] ở lại Việt Nam và tham gia [[Việt Minh]] sau khi [[Chiến tranh thế giới thứ hai]] kết thúc vào tháng 8 năm 1945. Có khoảng 800 người, trong đó có khá nhiều sĩ quan cao cấp như Đại tá Ikawa, Trung tá Ishii - Nguyễn Văn Thông<ref>[https://www.tienphong.vn/xa-hoi/nhung-nguoi-linh-thien-hoang-tro-thanh-bo-doi-cu-ho-17995.tpo Những người lính Thiên Hoàng trở thành Bộ đội Cụ Hồ], Thái Vũ, Tien Phong Online, 02/09/2013</ref>, Đại tá Mukayama - sĩ quan tham mưu của Quân đoàn 38... Mặc dù chiến tranh đã kết thúc nhưng họ vẫn chịu anh hưởng bởi chủ thuyết "Cộng đồng phồn vinh Đại Đông Á". Nội dung của chủ thuyết này là: "Đông Á và Đông Nam Á là của người da vàng, không phải của bọn da trắng Âu châu". Họ không muốn quay về Tổ quốc bại trận và bị Mỹ chiếm đóng nên tình nguyện tham chiến cùng Quân đội nhân dân Việt Nam để chống Pháp. Họ hỗ trợ rất nhiều về vũ khí, chiến thuật tác chiến, huấn luyện quân sự, đào tạo ngoại ngữ,...cho các chiến sĩ Việt Minh còn non trẻ.
* Binh sĩ [[Lê dương Pháp|lính lê dương]] và Bắc Phi trong quân đội Pháp chạy sang hàng ngũ Việt Minh trong thời gian 1945-1954. Số này có khoảng 1300-1500 người, chủ yếu là binh sĩ và [[hạ sĩ quan]] lê dương người [[Pháp]], [[Đức]], [[Áo]], [[Bỉ]], [[Hy Lạp]], [[Ý]], [[Tây Ban Nha]], [[Đan Mạch]], [[Ba Lan]], [[Tiệp Khắc]], [[Ukraina]], [[Tunisia]], [[Maroc]], [[Algérie]], Một nhóm nhỏ trong số này là những người cộng sản (Ernst Frey - Nguyễn Dân, Erwin Borscher - Chiến Sĩ, Rudy Schröder - Lê Đức Nhân, [[Nguyễn Văn Lập|Kostas Sarantidis - Nguyễn Văn Lập]],...) đã chủ động tham gia Việt Minh ngay từ tháng 9 năm 1945.
 
Ngoài ra còn có một số ít chiến sĩ tình nguyện người Pháp, [[người Hoa|Hoa]], [[Lào]], [[Campuchia]], [[Malaysia]], [[Thái Lan]]...