Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Jordan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 70:
}}
 
'''Jordan'''{{Efn|Mặc dù trang web [[Bộ Ngoại giao (Việt Nam)|Bộ Ngoại giao Việt Nam]] phiên âm tên quốc gia này là "Gioóc-đa-ni" theo tên [[tiếng Pháp]] là '''Jordanie''',<ref>http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/nr040830134623/</ref> cách đọc phiên âm "Gióc-đan" theo tên [[tiếng Anh]] là '''Jordan''' phổ biến hơn, vì trong các văn bản tiếng Việt quốc gia này thường được viết theo tên tiếng Anh nhiều hơn hẳn so với viết theo tên tiếng Pháp.}} ({{lang-ar|الأردن}} {{transl|ar|ALA|Al-Urdunn}}), tên chính thức '''Vương quốc Hashemite Jordan''' (tiếng Việt: '''Gio-Đan''',[[tiếng Ả Rập]]: المملكة الأردنية الهاشمية,''Al Mamlakah al Urdunnīyah al Hāshimīyah'') là một quốc gia Ả Rập tại [[Trung Đông]] trải dài từ phần phía nam của [[sa mạc Syria]] tới [[vịnh Aqaba]]. Nó có chung biên giới với [[Syria]] ở phía bắc, [[Iraq]] ở phía đông bắc, [[Israel]] và lãnh thổ của người [[Palestine]] về phía tây và nam. Jordan cùng với Israel phân chia [[Biển Chết]], và bờ biển [[Vịnh Aqaba]] với [[Israel]], Ả Rập Xê Út, và [[Ai Cập]]. Phần lớn lãnh thổ Jordan bị bao phủ bởi [[hoang mạc|sa mạc]], đặc biệt là [[sa mạc Arabia]]; tuy nhiên vùng tây bắc, với [[sông Jordan]], được coi là vùng đất rất màu mỡ. Thủ đô của Jordan là [[Amman]], nằm ở phía tây bắc.
 
Trong lịch sử của mình, tại Jordan tồn tại rất nhiều nền văn minh, như [[Người Sumer|Sumeria]], [[Akkadia]], [[Babylonia]], [[Assyria]], [[Lưỡng Hà|Mesopotamia]], và đế quốc [[Đế quốc Ba Tư|Ba tư]]. Có thời Jordan là một phần của đế quốc Ai Cập thời các vua Pharaon, và sản sinh ra nền văn minh [[Nabatea]], để lại nhiều tàn tích khảo cổ tại [[Petra]]. Các nền văn minh phương tây cũng để lại nhiều dấu ấn tại đây, như [[Alexandros Đại đế|Alexander đại đế]], [[đế quốc La Mã]], [[đế quốc Đông La Mã|đế quốc Byzantine]], và [[đế quốc Ottoman]]. Kể từ thế kỷ thứ bảy, vùng đất này nằm dưới ảnh hưởng của văn hóa [[Hồi giáo]] và [[Ả Rập]], ngoại trừ một thời gian ngắn dưới sự cai trị của [[đế quốc Anh]].