Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thánh giá”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng iOS
Dòng 1:
[[Tập tin:Meister des Reliquienkreuzes von Cosenza 002.jpg|nhỏ|170px|Một di vật trong hình thức của một Thánh Giá được trang trí công phu]]
'''Thánh Giá''' được xem như là hình ảnh tiêu biểu nhất liên hệ đến [[sự chết của Chúa Giê-xu|cuộc đóng đinh của Chúa Giêsu Kitô]], là biểu tượng đặc trưng của các giáo hội [[Kitô giáo]]. Hình tượng Thánh Giá thường gồm hai thanh thẳng đan chéo vuông góc nhau với hình ảnh Chúa Giêsu bị đóng đinh trên đó. Thánh Giá có nghĩa khác với "thập giá" hay "thập ác" vì "thập giá" và "thập ác" chỉ mang nghĩa đơn giản là giá có hình chữ thập và trên nó không có những chi tiết liên quan đến tôn giáo. Thánh giá được coi là biểu tượng của [[Thánh đạo]].
 
Theo nghĩa [[thần học]], trước khi [[Giê-su|Chúa Giêsu]] chịu khổ hình thì cây gỗ (giá) treo ông lên chỉ được gọi là cây ''thập giá'', ''thập tự'' hoặc ''thập tự giá'' (không viết hoa), đó một hình thức [[tử hình|xử tử]] của [[Đế quốc La Mã]]. Khi ấy, mọi người coi cây thập giá là một biểu tượng của sự chết, là sự ô nhục, điên rồ và ngu xuẩn. Sau khi Chúa Giêsu chịu chết trên cây thập giá để chuộc tội cho thiên hạ (theo thần học Kitô Giáo) thì mới xuất hiện khái niệm "Thánh Giá". "Thánh Giá" được xem như biểu tượng của "Tình Yêu và Lòng Thương Xót của Thiên Chúa" và "Công nghiệp Cứu Chuộc Nhân Loại của Chúa Giêsu" (theo quan niệm của Kitô Giáo).