Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sách Công vụ Tông đồ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Wiki hóa
Bổ sung tóm tắt
Dòng 3:
 
{{wiki hoá}}
 
Những câu đầu trong sách Công Vụ đề cập đến "sách thứ nhất" của tác giả, thường được cho là sách [[Phúc Âm Luca|Phúc Âm Lu-ca]]. Các tác phẩm cổ được chia thành "sách" cũng như thành "chương", và rất có thể "sách" và "chương" này có nghĩa là một tác phẩm gồm có hai phần. Sách Công vụ và Phúc Âm Lu-ca tạo nên một tác phẩm, có thể được tạm gọi là tác phẩm "Lu-ca - Công vụ", của cùng một tác giả ẩn danh, được cho là đã xuất hiện vào khoảng 80–90 Công nguyên, mặc dù một số chuyên gia hiện nay cho rằng tác phẩm xuất hiện trễ hơn vào 90–110 Công nguyên. Phần đầu tiên, Phúc Âm Lu-ca, kể về việc Thiên Chúa đã hoàn thành kế hoạch cứu rỗi thế giới của Ngài qua cuộc đời, sự hy sinh và phục sinh của Chúa Giê-su người Na-xa-rét, tức là Đấng Mê-si đã được hứa cho [[người Do Thái]] từ xa xưa. Phần thứ hai, Công vụ, tiếp tục câu chuyện của [[Kitô giáo]] trong thế kỷ đầu tiên, bắt đầu với sự thăng thiên của Chúa Giê-su. Các chương đầu, lấy bối cảnh ở [[Jerusalem]], mô tả Ngày Lễ Ngũ Tuần (sự xuất hiện của Chúa Thánh Thần) và sự phát triển của hội thánh ở Jerusalem. Ban đầu, người Do Thái tiếp thu thông điệp của Kitô giáo, nhưng sau đó họ quay lưng lại với những người theo Chúa Giê-su. Bị [[người Do Thái]] từ bỏ, tin mừng được mang đến cho dân ngoại dưới sự hướng dẫn của [[Thánh Phê-rô]]. Các chương tiếp theo kể về sự cải đạo của [[Sứ đồ Phaolô|Thánh Phao-lô]], sứ mệnh của ông ở Tiểu Á và Aegean, và cuối cùng là bị giam cầm ở [[Roma]], nơi mà sách này kết thúc, khi ông đang chờ xét xử.
 
Sách Công vụ được viết bằng một thể văn như thể văn các [[sách Phúc Âm]], chủ yếu kể về các sự kiện, mặc dù trong đó cũng có chứa những sự dạy dỗ. Cụ thể hơn, chủ đề của sách là về hoạt động của [[Hội Thánh]] đầu tiên và sự lan rộng của Tin Mừng trong [[Đế quốc La Mã]] khi đó.<ref>{{chú thích sách|last1=Burkett|first1=Delbert|title=An Introduction to the New Testament and the Origins of Christianity|date=2002|publisher=Cambridge University Press|isbn=978-0-521-00720-7|page=263|url=https://books.google.com.vn/books?id=EcsQknxV-xQC&source=gbs_navlinks_s}}</ref>
 
Hàng 13 ⟶ 16:
=== Tác giả ===
 
Mấy câu đầu của sách Công Vụ đề cập đến "sách thứ nhất" của tác giả, đó là sách [[Phúc Âm Luca|Phúc Âm Lu-ca]]. Các tác phẩm cổ được chia thành "sách" cũng như thành "chương", và rất có thể "sách" và "chương" này có nghĩa là một tác phẩm mà có hai phần. Chúng ta không thể xem xét những vấn đề tổng quát về sách Công Vụ mà không xét đến sách Phúc Âm Lu-ca và đặc biệt là bốn câu đầu của sách ấy, là những câu được xem là "Lời mở đầu" cho toàn bộ tác phẩm hai tập này.
 
Về tác giả của tác phẩm, xin xem phần Dẫn nhập của sách Phúc Âm Lu-ca. Như được nêu ở đó dường như tác giả là người đồng hành với [[Sứ đồ Phaolô|Phao-lô]], là [[Phúc Âm Luca|Lu-ca]] (CoCl 4:14). Trong các chương cuối của sách Công Vụ, câu chuyện thỉnh thoảng được thuật lại ở ngôi thứ nhất số nhiều: "Chúng ta tìm được các môn đồ rồi, bèn ở lại với họ bảy ngày" (21:4 xem 16:10-17, 20:5-21:18, 27:1-28:16). Giải thích tự nhiên nhất về vấn đề này cho rằng sách Công Vụ được viết bởi một người nào đó có tham dự vào một số các sự kiện này. Giả thuyết này đã bị phản đối, nhưng các phản đối này quan tâm đến các vấn đề về tính chính xác về mặt lịch sử của tác giả. Nếu như tác giả được thể hiện để trình bày một hình ảnh sai lệch về Phao-lô chẳng hạn, thì người ta ít có khả năng phán đoán rằng tác giả thực sự là một bạn đồng hành của vị sứ đồ này.