Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quản Lộ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 99:
Bình Nguyên thái thú Lưu Bân muốn chú giải kinh Dịch, Lộ nói: “Lộ cho rằng cái kíp của việc chú giải kinh Dịch là kíp ở Thủy – Hỏa; tai nạn Thủy – Hỏa có kết quả tức thì, trong đục của Dịch lại kéo dài muôn đời, chẳng thể không trước thì ổn định tâm thần rồi sau đó cúi đầu suy nghĩ. Từ xưa đến nay, lắng nghe và lựa chọn lời bàn của thánh nhân, chưa có một phần của Dịch, Dịch làm sao có thể chú giải! Lộ không hiểu được thánh nhân vào đời xưa, làm sao phân biệt ngôi của Càn ở tây bắc, ngôi của Khôn ở tây nam. Ôi càn – khôn ấy là tượng của trời – đất, nhưng trời – đất lớn nhất, là vua – cha của thần linh, bụng chứa muôn vật, sanh sôi không đầu, sao đặt yên ổn 2 ngôi cùng 6 quẻ ngang hàng? Tượng thoán của Càn nói: ‘Đại tai càn nguyên, vạn vật tư thủy, nãi thống thiên.’ Ôi dòng (thống) ấy, là giống (thuộc) vậy, sao còn có ngôi khác vậy?” Bân nương theo các đạo lý trong Hệ từ truyện của kinh Dịch để chú giải, nhưng không nắm được yếu nghĩa. Lộ nhất nhất chỉ ra vấn đề, chỗ nào cũng phân tích đến cùng. Lộ nói: “Ôi Càn – Khôn ấy, là tổ tông của Dịch, nguồn gốc của thay đổi, nay minh phủ bàn trong đục mà có nghi ngờ, nghi ngờ thì không có thần linh, sợ chẳng phù hợp để chú Dịch đấy.” Lộ do vậy mà bàn về đạo của Bát quái và tinh hoa của hào – tượng, mở rộng đề tài, mọi thứ trở nên liên quan đến nhau. Bân thừa nhận là việc này quá khó, đành từ bỏ. Bân lại muốn theo Lộ học Xạ phúc, Lộ nói: “Nay minh phủ đã bị hư nhược tinh thần vì việc chú Dịch, thì nên dứt suy nghĩ ở việc bói cỏ thi. Bói cỏ là thuật số rõ ràng của trời đất, khế ước tối tăm của âm dương, cỏ thi đối với đạo là định ra lành gở của thiên hạ, sử dụng đối với thuật là thu lấy vụn vặt của thiên hạ. Nhỏ mọn, có thể nói là Dịch vậy.” {{refn|group=QT|'''Quản Thần, tlđd''': Tướng của quận quê cũ là Lưu Bân tự Lệnh Nguyên, thanh hòa {{efn|Nguyên văn: 清和/thanh hòa, ý nói tính cách thanh tĩnh và hòa bình. Ví dụ: Thế thuyết tân ngữ, Ngôn ngữ: “Tuân trung lang tại Kinh Khẩu, thanh hòa hữu thức tài.” (Tuân trung lang (tức [[Tuân Tiện]], cháu 5 đời của [[Tuân Úc (Tam Quốc)|Tuân Úc]]) ở Kinh Khẩu, thanh hòa có kiến thức.)}} có tư lý {{efn|Nguyên văn: 思理/tư lý, nghĩa là có năng lực suy nghĩ (tư) và phân tích (biện). Ví dụ: Thế thuyết tân ngữ, Phẩm tảo: “Dữu Đạo Quý vân: ‘Tư lý luân hòa, ngô quý Khang Bá,...’...” (tạm dịch: Dữu Đạo Quý (tức [[Dữu Hòa]], con [[Dữu Lượng]]) nói: ‘Tư lý ngành thớ, tôi thẹn với Khang Bá (tức [[Hàn Bá]], tự Khang Bá, quen gọi tên tự; Tấn thư, Hàn Bá truyện chép tính cách của Hàn Bá cũng chính là ý này ‘thanh hòa hữu tư lý’).’)}}, ưa Dịch mà không thể tinh thông. Cùng Lộ gặp gỡ, ý rất vui vẻ, tự nói chú Dịch sắp xong rồi. Lộ nói: “Nay minh phủ muốn ủy lạo tinh thần phi thường {{efn|Nguyên văn: 不世之神/bất thế chi thần. Bất thế ý nói phi thường và hiếm có. Nguồn gốc: Hậu Hán thư, Ngỗi Hiêu truyện: “Túc hạ tương kiến Y, Lữ chi nghiệp, hoằng bất thế chi công.” (tạm dịch: Anh sắp dựng sự nghiệp của Y (Doãn), Lữ (Thượng), mở công lao bất thế.) [[Lý Hiền (nhà Đường)|Lý Hiền]] chua: “Bất thế giả, ngôn phi đại chi sở thường hữu dã.” (Bất thế ấy, nói chẳng phải thường có trên đời đấy.)}}, ngang dọc đại đạo, làm nên cái buổi giàu đẹp. Nhưng Lộ cho rằng cái kíp của chú Dịch, kíp ở Thủy – Hỏa; tai nạn Thủy – Hỏa, hiệu nghiệm tức thì {{efn|Nguyên văn: 登时/đăng thì, hình dung sự vật phát triển nhanh chóng, ý nói lập tức, đương thời. Ví dụ: [[Cát Hồng]] (nhà Tấn) – [[Bão phác tử]], Thích trệ: “Hựu trung ác cấp tật, đãn thôn tam cửu chi khí, diệc đăng thì soa dã.” (tạm dịch: Còn trúng tật ác cấp, chỉ nuốt hơi tam cửu, cũng đăng thì bớt đấy.)}}, trong đục của Dịch, kéo dài muôn đời, chẳng thể không trước thì ổn định tâm thần rồi sau đó cúi đầu suy nghĩ. Từ sớm đến nay, nghe và chọn lời thánh luận, chưa có một phần của Dịch, Dịch làm sao có thể chú giải! Lộ không hiểu được thánh nhân vào đời xưa, làm sao phân biệt Càn vị ở tây bắc, Khôn vị ở tây nam. Ôi càn – khôn ấy là tượng của thiên – địa, nhưng thiên – địa lớn nhất, là quân – phụ của thần minh, bụng chứa vạn vật, sanh trưởng không đầu, sao đặt yên ổn {{efn|Nguyên văn: 安处/an (yên ổn) xử (đặt để). Nguồn gốc: Kinh Thi, Nhã, Tiểu nhã, Tiểu minh: “Ta nhĩ quân tử, vô hằng an xử.” (tạm dịch: Ôi anh là quân tử, không yên ổn mãi.)}} 2 vị cùng 6 quẻ ngang hàng? Tượng thoán của Càn rằng: ‘Đại tai càn nguyên, vạn vật tư thủy, nãi thống thiên.” {{efn|Kinh Dịch, quẻ Thuần Càn, Thoán truyện: “Đại tai càn nguyên, vạn vật tư thủy, nãi thống thiên.” (Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê dịch: Lớn thay là cái gốc trời! làm cho vạn vật, vạn loài sinh sôi. Kiền nguyên tóm hết Đạo Trời; tóm thâu Thiên Đạo, khúc nhôi sinh thành.)}} Ôi thống (统) ấy, là thuộc (属) vậy, sao còn có ngôi khác vậy?” Bân nương các đạo lý trong Hệ từ truyện của kinh Dịch để chú giải, nhưng không nắm được yếu nghĩa. Lộ tầm thanh hạ nan, chỗ nào cũng phân tích đến cùng. Nói: “Ôi Càn – Khôn ấy, là tổ tông của Dịch, căn nguyên của biến hóa, nay minh phủ bàn trong đục ấy có ngờ, ngờ thời không có thần, sợ trái với sự phù hợp của việc chú Dịch đấy.” Lộ do vậy mà bàn về đạo của Bát quái và tinh của hào – tượng, đại luận khai khuếch {{efn|Nguyên văn: 开廓/khai (mở ra) khuếch (mở rộng ra), nghĩa là khai thác và khuếch trương. Nguồn gốc: Ban Cố – Bạch hổ thông, Băng hoăng: “Quách chi vi ngôn khuếch, sở dĩ khai khuếch tích thổ, vô lệnh bách quan dã.” (tạm dịch: Cái quách chưng vì lời nói mở rộng, bởi thế khai khuếch đất vua, không khiến trăm quan vậy.)}}, mọi thứ hóa tương liên. Chỗ Bân giải được, đều cho là diệu, chỗ không giải được, đều cho là thần. Tự nói: “Muốn chú Dịch 8 năm, suy nghĩ vất vả {{efn|Nguyên văn: 用思勤苦/dụng tư cần khổ. (Dụng tư xem ở trên) Cần khổ tức là cần lao khắc khổ.}}, nhiều năm {{efn|Nguyên văn: 历载/lịch (trải qua) tải (năm), tức là trải qua nhiều năm (kinh lịch đa niên).}} bất an {{efn|Nguyên văn: 靡宁/mỹ ninh. 靡/mỹ nghĩa là không có (vô); 宁/ninh nghĩa là bình an; mỹ ninh nghĩa là bất an.}}, định phối hợp {{efn|Nguyên văn: 相得/tương đắc, nghĩa là tướng xứng và hòa hợp, ý hợp tâm đầu. Nguồn gốc: Kinh Dịch, Hệ từ thượng: “Thiên số ngũ, địa sổ ngũ, ngũ vị tương đắc, nhi các hữu hợp.” (Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê: Số Trời, số Đất đều năm; năm ngôi tương đắc, đối đăng, hòa hài.) [[Hàn Khang Bá]] chua: “Thiên địa chi số các ngũ, ngũ số tương phối, dĩ hợp thành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.” (tạm dịch: Số của trời đất đều là 5, 5 số phối với nhau, để hợp nên kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.)}} lời bàn hay {{efn|Nguyên văn: 至论/chí luận, nghĩa là lý luận vừa chính xác vừa cao siêu. Ví dụ: Hoài Nam tử, Tinh thần huấn: “Tàng Thi, Thư, tu văn học, nhi bất tri chí luận chi chỉ, tắc phụ bồn khấu linh chi đồ dã.” (tạm dịch: Chứa kinh Thi, kinh Thư, sửa văn học, mà không biết ý chỉ của chí luận, thời là bọn vỗ chậu gõ máng đấy.”)}}, tài này không theo kịp Dịch, không thích vất vả lâu ngày, vui vẻ tiếp nhận lời khuyên đúng {{efn|Nguyên văn: 雅言/nhã ngôn, tức là chánh ngôn. Ví dụ: Gia Cát Lượng, [[Xuất sư biểu]]: “Bệ hạ diệc nghi tự khóa, dĩ tư tưu thiện đạo, sát nạp nhã ngôn.” (tạm dịch: Bệ hạ cũng nên tự tính, để mưu cầu đạo lành, xét nạp nhã ngôn.)}}, như vậy cùng nhau kê cao gối mà nghỉ ngơi rồi.” Muốn theo Lộ học Xạ phúc, Lộ nói: “Nay minh phủ đã hư thần vào việc chú Dịch, cũng nên dứt suy nghĩ ở việc bói cỏ {{efn|Nguyên văn: 灵蓍/linh (linh trong thần linh) thi (cỏ thi), ý nói bói bằng cỏ thi. Nguồn gốc: [[Quỷ Cốc tử]], Bổn kinh âm phù: “Tổn đoái pháp linh thi.” (tạm dịch: Bớt đổi phép để linh thi.)}}. Bói cỏ ấy, là minh số của trời đất {{efn|Nguyên văn: 二仪/nhị nghi, tức lưỡng nghi. Định nghĩa về Lưỡng nghi có 8 thuyết: thiên địa, kỳ (lạ) ngẫu (chợt), cương nhu, huyền hoàng, càn khôn, xuân thu, bất biến và biến, âm dương; trong đó âm dương là phổ biến nhất. Nhưng phần còn lại của câu này nhắc đến âm dương, nên có thể loại bỏ thuyết này.}}, u khế của âm dương, cỏ thi đối với đạo thời định cát hung của thiên hạ, sử dụng đối với thuật thời thu vụn vặt {{efn|Nguyên văn: 豪纤/hào tiêm. Hào và tiêm đều có nghĩa là nhỏ (hoặc rất nhỏ).}} của thiên hạ. Nhỏ mọn {{efn|Nguyên văn: 纤微/tiêm vi. Tiêm và vi đều có nghĩa là nhỏ.}}, có thể nói là Dịch vậy.”}} Lưu Bân lại nói: “Đây là nha môn của quận, liên tiếp có chuyện xấu, khiến người ta sợ hãi, tại sao thế?” Lộ nói: “Quận này sở dĩ tên Bình Nguyên, bởi vốn có đồng, núi không có gỗ đá, đều là đất cả; ngậm Âm không thể nhả mây, ngậm Dương không thể đẩy gió, âm dương dẫu yếu, cũng có chút thần; chút thần không chân thực, tụ nhiều gian ác, theo loài tìm nhau, võng lượng nên bầy. Có lẽ nhân cuối đời Hán chiến tranh loạn lạc, thây phơi máu chảy, vấy bẩn núi gò, hồn mạnh cảm nhau, thay đổi không chừng nên nhân lúc chiều tối, có nhiều hình thù quái dị vậy. Xưa Hạ Vũ bày văn minh, không hãi lạ rồng vàng, Chu Vũ (vương) tin thời cơ, không ngờ vực gió mạnh, nay minh phủ đạo đức cao vời, thần không sợ ma, tự được trời giúp, chẳng gì không lợi, xin giữ phúc lành để sáng ân sủng vậy.” {{refn|group=QT|'''Trần Thọ, tlđd''': Bân nói: “Đây là quan xá của quận, liên tiếp có biến quái {{efn|Nguyên văn: 变怪/biến quái, tức là tai biến quái dị. Ví dụ: Hán thư, [[Trương Sưởng]] truyện: “Nguyệt thiểm nhật thực, trú minh tiêu quang, địa đại chấn liệt, hỏa sanh địa trung, thiên văn thất độ, yêu tường biến quái, bất khả thắng kí.” (tạm dịch: Trời mọc hướng tây, ngày tối đêm sáng, đất chấn động mạnh, lửa sanh từ đất, thiên văn mất phép, điềm lạ biến quái, không thể chép xuể.)}}, lý ấy do đâu?” Lộ nói: “Ngờ rằng nhân loạn lạc cuối đời Hán, binh mã nhiễu nhương, thây lính đổ máu, ô nhiễm gò núi, vậy nên trời tối, có nhiều quái hình đấy. Minh phủ {{efn|Nguyên văn: 明府/minh phủ, là cách gọi tôn trọng (tôn xưng) dành cho quan Thái thú đời Hán. Ví dụ: Hậu Hán thư, quyển 27, [[Trương Trạm]] truyện: “Minh phủ vị tôn đức trọng, bất nghi tự khinh.” (tạm dịch: Minh phủ vị tôn đức trọng, không nên tự xem nhẹ.)}} đạo đức cao diệu, tự được trời giúp {{efn|Nguyên văn: 自天祐之/tự thiên hữu chi. Nguốn gốc: Kinh Dịch, quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu, Hào từ, Thượng cửu: “Tự thiên hữu chi, cát, vô bất lợi.” (tạm dịch: tự được trời giúp, lành, chẳng có gì mà không lợi.) Nguyễn Hiến Lê cho biết: “[[Phan Bội Châu]] nhận xét rằng trong 64 quẻ, không quẻ nào tốt đều như quẻ này: hào 1, 2, 3 đều không có lỗi, hào 4 được hanh thông, hào 5 tốt, hào 6 đã tốt hơn nữa, “không có gì mà chẳng lợi”. Ngay đến quẻ Càn, quẻ Thái hào cuối cùng cũng xấu, kém quẻ này. Đại Hữu chính là thời thịnh trị sau thời Đại Đồng.”}}, xin yên bách lộc {{efn|Nguyên văn: 百禄/bách lộc, ý nói nhiều phúc (đa phúc). Nguồn gốc: Kinh Thi, Nhã, Tiểu nhã, Lộc minh chi thập, Thiên bảo: “Thiên bảo định nhĩ, tỉ nhĩ tiển cốc. Khánh vô bất nghi, thụ thiên bách lộc. Giáng nhĩ hà phúc, duy nhật bất túc.” (Nhân Tử Nguyên Văn Thọ dịch: Xin trời phù hộ đêm ngày, cho người mọi sự mọi hay mới là. Cho người mọi sự mọi ưa, cho người phúc lộc dư thừa chứa chan. Cho người hạnh phúc muôn vàn, cho người ngày tháng đầy tràn thiên ân.)}}, để sáng hưu sủng {{efn|Nguyên văn: 休宠/hưu sủng. Hưu (tốt lành) sủng (yêu mến) ý nói vinh dự và ân huệ.}}.”}} {{refn|group=QT|'''Quản Thần, tlđd''': Bân lại nói: “Đây là quan xá của quận, liên tiếp có biến quái, biến quái có nhiều hình dạng, khiến người ta sợ hãi, anh tự nhận là hiểu được số này, lý ấy do đâu?” Lộ nói: “Quận này sở dĩ tên Bình Nguyên ấy, vốn có đồng (nguyên), núi không có gỗ đá, đều là tự nhiên của đất; ngậm Âm không thể nhả mây, ngậm Dương không thể đẩy gió, âm dương dẫu yếu, cũng có chút thần; chút thần không chân thực, tụ nhiều hung gian, theo loài tìm nhau, võng lượng thành bầy. Có lẽ nhân Hán mạt binh mã nhiễu nhương, thây lính lưu huyết, ô nhiễm gò núi, hồn mạnh cảm nhau, biến hóa vô thường, nên nhân lúc chiều tối, có nhiều quái hình vậy. Xưa [[Hạ Vũ]] văn minh, không quái ở rồng vàng, Chu Vũ tin thời, không hoặc bạo phong, nay minh phủ đạo đức cao diệu, thần không sợ yêu, tự được trời giúp, lành, chẳng gì không lợi, xin giữ trăm lộc để sáng hưu sủng vậy.”}} Bân cho là phải, lại hỏi: “Dịch nói ‘cương kiện đốc thật, huy quang nhật tân’, ấy là giống nhau hay không?” Lộ đáp: “Tên không giống nhau, sớm mai là huy, giữa trưa là quang.” {{refn|group=QT|'''Quản Thần, tlđd''': Bân nói: “Nghe nhã luận để tiếp cận đạo lý, mỗi khi có biến quái, liền nghe thanh âm của sừng – trống, hoặc nhìn hình tượng của cung – kiếm. Ôi tinh của núi đất, là hồn oan tác quái {{efn|Nguyên văn: 伯有之魂/Bá Hữu chi hồn, nghĩa đen là hồn của Bá Hữu. Bá Hữu là tên tự của Khanh đại phu [[Lương Tiêu]] nước Trịnh thời Xuân Thu. Lương Tiêu tranh chấp quyền chánh với [[Tứ Đái]], thua trận bị giết ở chợ buôn dê. Tương truyền Lương Tiêu hóa thành lệ quỷ tác quái, người Trịnh sợ hãi, bảo nhau “Bá Hữu đến rồi.” (xem Tả truyện (Lỗ) Tương công năm thứ 30, (Lỗ) Chiêu công năm thứ 7) Đời sau dùng “Bá Hữu” để nói về hồn người bị hàm oan mà chết.}}, thật có thể hợp hội, xúc phạm thần linh {{efn|Nguyên văn: 干犯明灵/can phạm minh linh. Can phạm nghĩa là can nhiễu xâm phạm, ý nói xúc phạm; nguồn gốc: Hậu Hán thư, Sử Bật truyện: “Can phạm chí thích, tội bất dung tru.” (tạm dịch: Can phạm đến quý thích, tội không tha chết.) Minh linh tức thần linh sáng suốt (thánh minh đích thần linh); nguồn gốc: [[Dương Hùng (Tây Hán)|Dương Hùng]] – [[Triệu Sung Quốc]] tụng: “Minh linh duy Tuyên, Nhung hữu Tiên Linh.” (tạm dịch: Minh linh chỉ có Tuyên, rợ Nhung có Tiên Linh Khương.) [[Lý Chu Hàn]] chua: “Thánh minh thần linh, duy ngã Tuyên Đế.” (tạm dịch: Như thần linh sáng suốt, chỉ có [[Hán Tuyên đế|(Hán) Tuyên đế]] của chúng ta.)}} vậy.” Bân hỏi Lộ: “Dịch nói ‘cương kiện đốc thật, huy quang nhật tân’ {{efn|Kinh Dịch, quẻ Sơn Thiên Đại Súc, Thoán truyện: Đại Súc. Cương kiện. Đốc thật huy quang. Nhật tân kỳ đức. Cương thượng nhi thượng hiền. (Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê dịch: Thoán rằng: Dũng mãnh, cương kiên; trong thời hàm súc, ngoài thêm huy hoàng. Đức hành, ngày một sửa sang; hiền lương một dạ nể nang, tôn vì.)}}, ấy là giống nhau hay không?” Lộ nói: “Tên không giống nhau, sớm mai là huy, giữa trưa là quang.”}}
 
Thanh Hà huyện lệnh Từ Quý Long cùng Lộ bàn luận về “rồng động thời mây Cảnh (mây lành) dậy, cọp gầm thời gió Cốc (gió đông) đến”, cho rằng sao Hỏa là rồng, sao Sâm là cọp, Hỏa hiện thì mây ứng, Sâm hiện thì gió đến, đây là cảm hóa của âm dương, không phải sự sắp đặt của rồng, cọp. Lộ nói: “Ôi bàn luận nên trước xét cái gốc, rồi sau tìm cái lý, lý mất thì then lệch, then lệch thì chuyên chủ vinh nhục. Nếu sao Sâm làm cọp, thì gió Cốc là gió của sương rét, gió của sương rét không có tên gió đông. Vậy nên lấy rồng là sao Dương, ngầm lấy làm Âm, u hồn thông với trời, khí giao hòa cảm động thần linh, hai vật phù hợp với nhau, nên có thể nổi mây. Ôi cọp ấy, sao Âm mà ở chỗ Dương, tựa cây gầm dài, hoạt động ở rừng nơi phương Tốn (đông nam), hai khí cảm động lẫn nhau, nên có thể vần gió. Cứ như nam châm hút được sắt, không thể hiện sự thần kỳ mà là loài kim tự tìm đến, có chứng cứ là chúng đã cảm ứng lẫn nhau. Huống hồ rồng có sự chuyển đổi giữa lặn và bay, cọp có sự thay đổi về văn minh, vời mây gọi gió, sao phải nghi ngờ?” Quý Long nói: “Ôi rồng nằm vực sâu, chẳng qua ở dưới đáy giếng, hổ gầm thê thiết, chẳng qua trong vòng trăm bước, hình thái – khí thế yếu ớt, thông suốt được chỗ gần, sao có thể giăng mây lành rồi ruổi gió đông?” Lộ nói: “Anh không thấy mồi Âm Dương nằm trong nắm tay, hình dáng không ra khỏi bàn tay, mà có thể trên dẫn lửa của Thái Dương, dưới dẫn nước của Thái Âm, trong lúc hít vào thở ra, hơi nước mênh mang. Ví như tinh khí cảm ứng lẫn nhau, thiên tượng ứng với 2 mồi (Âm Dương); ví như không cảm thông lẫn nhau, thì 2 phụ nữ sống cùng nhà, thái độ sẽ không hòa hợp. Đạo của tự nhiên, không có xa gần.” Quý Long nói: “Đời gặp việc chiến tranh, gây cảm ứng khiến gà, trĩ gáy trước, tại sao thế? Lại có kẻ bói toán, chỉ nhờ gà, trĩ vào giờ Tỵ (chi Tỵ tương ứng với rắn)?” Lộ nói: “Kẻ quyền quý có việc, gây cảm ứng với trời, trời đây là mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Chiến tranh khiến dân lo, gây cảm ứng với vật, vật đây là chim thú ở núi rừng. Ôi con gà là muông của quẻ Đoái, hành Kim là tinh hoa của nhà binh, chim trĩ là loài chim của quẻ Ly, loài thú là thần linh của võ lực, nên sao Thái Bạch tỏa sáng thì gà gáy, sao Huỳnh Hoặc di chuyển thì trĩ sợ, bọn chúng đều cảm ứng với số mà hành động. Còn phép thuật của nhà binh, bày ở lục giáp, lục giáp đổi dời, bói toán không chừng. Cứ lấy việc quan tài vua Tấn có tiếng bò rống, trống đá thời Hồng Gia kêu ắt có chiến tranh, thì không chỉ dựa vào gà, trĩ vậy.” Quý Long nói: “Lỗ Chiêu công năm thứ 8, có đá nói chuyện ở nước Tấn, [[Sư Khoáng]] cho rằng làm việc không đúng lúc, khiến lòng dân oán hận, mới có vật không nói được mà nói được, về lý có hợp hay không?” Lộ nói: “[[Tấn Bình công]] quá mức xa xỉ, chuộng sửa cung thất, chặt đẵn cây rừng, tàn phá vàng đá, sức dân đã hết, oán đến núi chằm, thần đau người cảm, 2 tinh đều làm, vàng đá hòa hơi, thì quẻ Đoái làm miệng lưỡi, con yêu của miệng lưỡi, động vào đá thiêng. Truyền rằng khinh trăm họ, sửa thành quách, thời loài Kim không tuân lẽ thường, là như thế này đấy.” Quý Long thán phục, giữ Lộ ở lại vài ngày. Lộ đoán việc săn đã nghiệm, Quý Long nói: “Anh dẫu thần kỳ, nhưng tôi không giấu nhiều vật đấy, sao có thể biết cả được?” Lộ nói: “Tôi cùng trời đất dò xét thần linh, dùng cỏ thi và mai rùa để giao tiếp với họ, ôm lấy mặt trời, mặt trăng mà dạo chơi chốn mịt mù, tột cùng thay đổi mà nhìn ngắm thứ chưa xảy đến, làm sao vật ở gần có thể bưng tai mắt?” Quý Long cả cười, “Anh đã không khiêm tốn, còn nhớ lần bị làm khó gần đây chứ?” (nhắc đến Gia Cát Nguyên?) Lộ nói: “Anh còn chưa biết thế nào là lời khiêm tốn, sao có thể bàn luận? Ôi trời và đất là quẻ của Càn – Khôn, cỏ (thi) và mai (rùa) là số của bói toán, (mặt) trời và (mặt) trăng là tượng của Ly – Khảm, sự thay đổi là hào của âm dương, chốn mịt mù là nguồn của việc hóa (làm) thần, thứ chưa đến là đầu (tiên) của cõi u ám, đây đều là giường mối của Chu Dịch, gì mà kẻ hèn không khiêm tốn?” {{refn|group=QT|'''Quản Thần, tlđd''': Thanh Hà lệnh Từ Quý Long, tự Khai Minh, có học vấn và cơ trí. Cùng Lộ gặp gỡ, bàn về “rồng động thời mây lành dậy, cọp gầm thời gió đông đến” {{efn|Nguyên văn: 龙动则景云起,虎啸则谷风至/long động tắc cảnh vân khởi, hổ khiếu tắc cốc phong chí; nguồn gốc: Hoài Nam tử, Thiên văn huấn: “Hổ khiếu nhi cốc phong sanh, long cử nhi cảnh vân chúc.” Cảnh vân tức là mây lành (thụy vân); ví dụ: [[Ứng Trinh]] – [[Tấn Vũ đế]] Hoa Lâm viên tập thi: “Phượng minh triêu dương, long tường cảnh vân.” (tạm dịch: Phương hót buổi sớm, rồng liệng cảnh vân) Lý Thiện chua: “Hiếu kinh viên thần khế viết: ‘Vương giả đức chí sơn lăng tắc cảnh vân xuất’.” (tạm dịch: Vương ấy có đức đến sơn lăng thời cảnh vân xuất hiện.) Cốc phong là gió đông; nguồn gốc: kinh Thi, Phong, Bội phong, Cốc phong: “Tập tập cốc phong, dĩ âm dĩ vũ.” (Tạ Quang Phát dịch: Ngọn gió đông điều hòa thư thái; khiến mây che rồi lại mưa rào.) [[Nhĩ nhã]], Thích thiên: “Đông phong vị chi cốc phong.” (tạm dịch: Gió đông gọi là cốc phong.) Liên quan đến rồng, mây, cọp, gió, xem chú thích ở trên.}}, cho rằng sao Hỏa ấy rồng, sao Sâm ấy cọp, Hỏa hiện thời mây ứng, Sâm hiện thời gió đến, đây là cảm hóa của âm dương, không phải sự sắp đặt của rồng, cọp vậy. Lộ nói: “Ôi luận nan nên trước thẩm cái gốc, rồi sau cầu cái lý, lý mất thì then lệch, then lệch thời chủ của vinh nhục. Nếu sao Sâm làm cọp, thời gió Cốc là gió của hàn sương, gió của hàn sương không có tên gió đông. Vậy nên lấy rồng ấy sao Dương, lấy ngầm làm Âm, u hồn thông lên trên {{efn|Nguyên văn: 幽灵上通/u linh thượng thông. U linh nghĩa là linh hồn của người chết, tức quỷ hồn, u hồn hay âm hồn; ví dụ: Hậu Hán thư, quyển 48, [[Hoắc Tư]] truyện: “Tích Đông Hải hiếu phụ, kiến uổng bất cô, u linh cảm cách, thiên ứng khô hạn.” (tạm dịch: Xưa có đàn bà hiếu ở Đông Hải, gặp oan không tội, u linh gây cảm động, trời ứng khô hạn.) Thượng thông nghĩa là liên thông với bề trên hãy cõi trên; nguồn gốc: Quản tử, Minh pháp: “Hạ tình bất thượng thông, vị chi tắc; hạ tình thượng nhi đạo chỉ, vị chi xâm.” (tạm dịch: Tình hình kẻ dưới không thông lên trên, gọi là tắc; tình hình kẻ dưới lên giữa đường mà dừng, gọi là xâm.) [[Doãn Tri Chương]] chua: “Cầu bất thượng thông, tắc dữ quân cách tuyệt, cố viết tắc dã.” (tạm dịch: Xin không thông lên trên, thời cùng vua bị ngăn cách, nên gọi tắc vậy.)}}, hòa khí cảm thần {{efn|Nguyên văn: 和气/hòa khí, là khí do âm khí và dương khí ở giữa trời đất giao hợp mà nên, người xưa cho vạn vật do “hòa khí” sanh ra. Lão tử: “Vạn vật phụ Âm nhi bão Dương, xung khí dĩ vi hòa.” (tạm dịch: Muôn vật cậy Âm mà ôm Dương, chan khí để làm Hòa.)}}, hai vật tương phù, nên có thể nổi mây. Ôi cọp ấy, sao Âm mà ở chỗ Dương, tựa cây gầm dài, hoạt động ở rừng phương Tốn (đông nam), hai khí tương cảm, nên có thể vần gió. Bằng nam châm chưng lấy được sắt, không thấy sự thần kỳ của nó mà là loài kim tự đến, có chứng cứ {{efn|Nguyên văn: 征应/trưng ứng, nghĩa là chứng nghiệm, chứng cứ. Ví dụ: Hán thư, Tự truyện thượng: “Cái tại Cao tổ, kì hưng dã hữu ngũ... tam viết thần vũ hữu trưng ứng,...” (tạm dịch: Giống như (Hán) Cao tổ, sự trỗi dậy của ông ấy cũng có năm... ba gọi là thần vũ có trưng ứng.)}} đã tương cảm vậy. Huống hồ rồng có sự chuyển đổi lặn và bay, cọp có sự thay đổi văn minh, vời mây gọi gió, sao đủ để nghi?” Quý Long nói: “Ôi rồng ở vực sâu, chẳng qua đáy của cái giếng, hổ gầm thê thiết, chẳng qua ở trong trăm bước, hình khí yếu ớt, chỗ thông suốt ấy gần gũi, sao có thể nổi mây lành mà ruổi gió đông?” Lộ nói: “Anh không thấy mồi âm dương nắm trong lòng bàn tay, hình dáng không ra khỏi bàn tay, bèn trên dẫn lửa của Thái Dương, dưới dẫn nước của Thái Âm, trong lúc hít vào thở ra, hơi nước mênh mang {{efn|Nguyên văn: 烟景以集/yên (khói) cảnh (quang cảnh) dĩ tập (đã đậu), ý nói cảnh sắc trong hơi nước trở nên mênh mang.}}. Ví như tinh khí {{efn|Nguyên văn: 精气/tinh khí, được cho là bản nguyên của sanh mệnh. Nguồn gốc: Kinh Dịch, Hệ từ thượng: “Tinh khí vi vật, du hồn vi biến, thị cố tri quỷ thần chi tình trạng.” (Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê dịch: ...khí tinh kết tụ, vật bèn sinh ra. Du hồn biến hoá lại qua; quỉ thần tình trạng âu là đã hay. Và giải thích: Ta cũng thấy rằng: Tinh và khí, nếu mà hợp nhau thời tạo nên muôn vật. Còn nếu hồn phách lìa nhau, thời vạn vật cũng tan biến. Khi lìa nhau, hồn khinh thanh sẽ bay lên; phách trọng trọc sẽ lắng xuống, còn xác sẽ tan rã ra. Như vậy, quỉ thần chỉ là những động lực tạo thành vạn vật. Gọi là Thần, khi sinh khí lồng vào vạn vật. Gọi là Quỉ, khi sinh khí lìa khỏi vạn vật.) Khổng Dĩnh Đạt giải nghĩa: “Vân tinh khí vi vật giả, vị âm dương tinh linh chi khí, nhân uân tích tụ nhi vi vạn vật dã.” (tạm dịch: Nói tinh khí là vật ấy, gọi là khí của âm dương tinh linh, khí trời đất hòa hợp (Thiều Chửu dịch) tích tụ mà làm muôn vật vậy.)}} tương cảm, thiên tượng {{efn|Nguyên văn: 县象\huyền tượng, tức là thiên tượng, các hình trạng sự việc xảy ra trong bầu trời. Nguồn gốc: Kinh Dịch, Hệ từ thượng: “Huyền tượng trứ minh, mạc đại hồ nhật nguyệt.” (Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê dịch: Thái Dương cùng với bóng Hằng, tượng trưng rực rỡ, huy quang sáng ngời. Và giải thích: Trong các hiện tượng trên khung trời, không gì sáng láng hơn mặt trời, mặt trăng.)}} ứng với 2 mồi; ví như không tương cảm, thời 2 phụ nữ đồng cư, chí không tương đắc. Đạo của tự nhiên, không có xa gần.” Quý Long nói: “Đời có quân sự, thời cảm ứng gà, trĩ gáy trước {{efn|Nguyên văn: 先鸣/tiên (trước) minh (loài chim hót). Nguồn gốc: Tả truyện, (Lỗ) Tương công năm thứ 21: “Bình Âm chi dịch, tiên nhị tử minh.” (tạm dịch: Chiến dịch Bình Âm, gáy trước 2 người.)}}[[Thể loại:]] Đỗ Dự chua: “Thập bát niên, Tấn phạt Tề, cập Bình Âm. [[Châu Xước]] hoạch Thực Xước, Quách Tối. Cố tự bỉ vu kê, đấu thắng nhi tiên minh.” (tạm dịch: Năm thứ 18, Tấn đánh Tề, đến Bình Âm. Châu Xước bắt Thực Xước, Quách Tối. Nên tự sánh với gà, đấu thắng mà gáy trước.)}}, đạo ấy do đâu? Lại có kẻ bói toán, chỉ nhờ gà, trĩ bèn vào giờ Tỵ?” Lộ nói: “Quý nhân có việc, gây cảm ứng ở trời, ở trời thời mặt trời, mặt trăng và các vì sao vậy. Binh động dân lo, gây cảm ứng ở vật, ở vật thời chim thú của núi rừng vậy. Ôi gà ấy muông của quẻ Đoái, hành Kim ấy tinh hoa của nhà binh, trĩ ấy loài chim của quẻ Ly, loài thú ấy thần linh của võ lực, nên Thái Bạch tỏa sáng thời gà gáy {{efn|Thái Bạch là tên gọi khác của sao Kim, đạt độ sáng lớn nhất ngay sát thời điểm hoàng hôn hoặc bình minh, do vậy mà dân gian còn gọi là sao Hôm hoặc sao Mai.}}, Huỳnh Hoặc lưu hành thời trĩ sợ {{efn|Huỳnh Hoặc là tên gọi khác của [[sao Hỏa]], đời xưa gọi hiện tượng sao Hỏa di chuyển đến gần 3 ngôi sao Tâm Túc (tượng trưng cho hoàng đế, thái tử, thứ hoàng tử) và dừng lại một thời gian là Huỳnh Hoặc thủ Tâm, cho rằng đó là điềm chẳng lành: hoàng đế gặp tai ương, quốc gia có chiến tranh. Ví dụ: Khi Huỳnh Hoặc thủ Tâm xảy ra vào thời Hán Thành đế, triều đình ép tể tướng [[Trạch Phương Tiến]] phải tự sát, nhưng vài ngày sau hoàng đế cũng băng hà. Trên thực tế, sao Hỏa không dừng lại mà là di chuyển chậm hơn Trái Đất, còn trong lịch sử Trung Quốc, có chừng 70% số lần báo động Huỳnh Hoặc thủ Tâm là ngụy tạo.}}, đều cảm ứng số mà động. Còn phép thuật {{efn|Nguyên văn: 神道/thần đạo, tức thần thuật, ma thuật, hay pháp thuật. Ví dụ: Hậu Hán thư, Phương thuật truyện hạ, [[Tả Từ]]: “Thiếu hữu thần đạo.” (tạm dịch: Từ nhỏ có pháp thuật.)}} của nhà binh, bày ở [[lục giáp]], lục giáp đổi dời, bói toán không chừng. Cứ lấy quan tài vua Tấn có tiếng bò rống {{efn|Nguyên văn: 晋柩牛呴/Tấn (nước Tấn) cữu (quan tài) ngưu (con bò) ha (hà hơi). Nguồn gốc: Tả truyện, (Lỗ) Hi công năm thứ 32: “Đông, [[Tấn Văn công]] tốt. Canh thìn, tương tấn vu Khúc ốc, xuất Giáng, cữu hữu thanh như ngưu. [[Bốc Yển]] sử đại phu bái. Viết: “Quân mệnh đại sự. Tương hữu tây sư quá dật ngã, kích chi, tất đại tiệp yên.” (tạm dịch: Mùa đông, Tấn Văn công mất. Ngày Canh thìn, sắp đưa tang vào Khúc Ốc, ra khỏi Giáng, quan tài có tiếng như bò. Bốc Yển sai các đại phu vái. Nói: “Nhà vua mệnh cho việc lớn. Sắp có quân từ phía tây đến lấn ta, đánh họ, ắt đại thắng đấy.) Đây là Quản Lộ nhắc đến [[trận Hào Sơn]] vào năm 627 TCN giữa 2 nước Tấn – Tần.}}; trống đá thời Hồng Gia kêu ắt có việc chiến tranh {{efn|Nguyên văn: 鸿嘉石鼓/Hồng Gia thạch (đá) cổ (cái trống). Ngày ất hợi, tháng 5 ÂL năm Hồng Gia thứ 3 (18 TCN) thời [[Hán Thành đế]], người ở huyện Ký, quận Thiên Thủy (nay là huyện [[Cam Cốc]], địa cấp thị [[Thiên Thủy]], [[Cam Túc]]) phát hiện khối đá có đường kính chừng 1,3 trượng, cao hơn 200 trượng, dân gian quen gọi là “trống đá”. Khối đá có thể phát ra âm thành ù ù như sấm, vang xa hơn 240 dặm, đến tận huyện Bình Lương (nay là tây bắc huyện [[Thông Vị]], địa cấp thị [[Định Tây]], Cam Túc), gà trĩ trong khu vực đều gáy theo. (xem Hán thư, quyển 27, Ngũ hành chí) Cùng năm, bọn Trịnh Cung nổi loạn ở quận Quảng Hán (nay là huyện cấp thị [[Quảng Hán]], địa cấp thị [[Đức Dương]], [[Tứ Xuyên]]), tự xưng Sơn quân, lực lượng lên đến vạn người, sang mùa đông năm sau mới bị tân nhiệm Quảng Hán thái thú [[Triệu Hộ]] trấn áp. (xem Hán thư, quyển 10, Thành đế kỷ)}}, không chỉ dựa vào gà, trĩ vậy.” Quý Long nói: “Lỗ Chiêu công năm thứ 8, có đá nói chuyện ở nước Tấn, Sư Khoáng cho rằng làm việc bất thì {{efn|Nguyên văn: 不时/bất thì, nghĩa là không đúng lúc, không hợp thời. Nguồn gốc: Luận ngữ, Hương đảng: “Thất nhẫm bất thực, bất thì bất thực.” (tạm dịch: Không nấu chín không ăn, không đúng lúc không ăn.)}}, oán độc {{efn|Nguyên văn: 怨讟/oán độc, nghĩa là oán hận và phỉ báng. Ví dụ: Hậu Hán thư quyển 22, [[Vương Lương (quan nhà Đông Hán)|Vương Lương]] truyện: “Kiến nghị khai cừ, vi nhân hưng lợi, lữ lực kí khiên, hất vô thành công, bách tính oán độc.” (tạm dịch: Đề nghị khơi ngòi, làm lợi cho người, ra sức sai lầm, đến nỗi không thành công, trăm họ oán độc.}} động vào dân, thời có vật không nói được mà nói được, về lý có hợp hay không?” Lộ nói: “Tấn Bình xa thái {{efn|Nguyên văn: 奢泰/xa thái, nghĩa là quá mức xa xỉ. Ví dụ: Hán thư quyển 75, [[Hạ Hầu Thắng]] truyện: “Xa thái vong độ, thiên hạ hư háo.” (tạm dịch: Xa thái quên điều độ, thiên hạ hao tổn.)}}, chuộng sửa cung thất, chặt đẵn cây rừng, tàn phá vàng đá, sức dân đã hết, oán đến núi chằm, thần đau người cảm, 2 tinh đều làm, vàng đá hòa hơi, thời quẻ Đoái làm miệng lưỡi, con yêu của miệng lưỡi, động vào đá thiêng. Truyền rằng khinh bách tính, sửa thành quách, thời loài Kim không tòng cách {{efn|Nguyên văn: 金不从革/Kim bất tòng (thuận theo) cách (cách trong cải cách). Tòng cách là thuật ngữ trong thuyết pháp về Vận Khí của triết học Trung Quốc cổ đại, tức là vào năm có Kim vận bất cập, khí Kim không đủ, những vật cứng rắn đều bị nứt vỡ, gãy hỏng, chịu sự thay đổi về hình trạng, như thế gọi là Tòng cách. Quản Lộ nói “Kim bất tòng cách” ý rằng loài Kim lúc ấy không tuân theo lẽ thường của tự nhiên.}}, là như thế này đấy.” Quý Long khâm gia {{efn|Nguyên văn: 钦嘉/khâm gia, nghĩa là kính trọng (khâm phục) và khen ngợi (gia hứa).}}, giữ Lộ ở lại vài ngày. Lộ đoán việc săn đã nghiệm, Quý Long nói: “Anh dẫu thần diệu, nhưng không giấu nhiều vật đấy, sao có thể đều biết được?” Lộ nói: “Tôi cùng thiên địa tham thần, cỏ thi và mai rùa thông linh, ôm mặt trời, mặt trăng mà dạo yểu minh {{efn|Nguyên văn: 杳冥/yểu (mờ mịt) minh (minh trong u minh, nghĩa là u ám).}}, cực biến hóa mà ngắm vị nhiên {{efn|Nguyên văn: 未然/vị nhiên, ý nói những sự thật chưa hoàn thành, chuyện chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai. Ví dụ: Hàn Phi tử, Nan tứ: “Vị tri Tề chi xảo thần, nhi phế minh loạn chi phạt; trách dĩ vị nhiên, nhi bất tru chiêu chiêu chi tội. Thử tắc vọng hĩ.” (tạm dịch: Chưa biết bề tôi khéo của Tề, mà bỏ hình phạt sáng – tối; trách lấy vị nhiên, mà không trị tội rõ ràng. Đây ắt là làm sằng đấy.)}}, huống vật ấy ở gần, có thể che thông minh {{efn|Nguyên văn: 聪明/thông minh, phiếm chỉ tai và mắt. Ví dụ: Lễ ký, Nhạc ký: “Gian thanh loạn sắc, bất lưu thông minh.” (tạm dịch: Tiếng gian màu rối, không giữ thông minh.) Khổng Dĩnh Đạt giải thích: “Vị bất sử gian thanh loạn sắc lưu đình vu nhĩ mục, lệnh nhĩ mục bất thông minh dã.” (tạm dịch: Bảo rằng không khiến tiếng gian màu rối giữ lại ở tai mắt, làm cho tai mắt không thông minh vậy.)}}?” Quý Long đại tiếu, “Anh đã không khiêm tốn, còn nhớ lần bị làm khó gần đây chứ?” Lộ nói: “Anh còn chưa thức khiêm ngôn, sao có thể luận đạo? Ôi thiên địa ấy thời quẻ của Càn – Khôn, cỏ thi và mai rùa ấy thời số của bặc thệ, mặt trời, mặt trăng ấy thời tượng của Ly – Khảm, biến hóa ấy thời hào của âm dương, yểu minh ấy thời nguồn của thần hóa {{efn|Nguyên văn: 神化/thần hóa, nghĩa là thay đổi lặng lẽ (hóa) để trở nên thần kỳ. Ví dụ: Sử ký quyển 126, Hoạt kê truyện, tự: “Thi dĩ đạt ý, Dịch dĩ thần hóa.” (tạm dịch: Kinh Thi đã nên ý, kinh Dịch đã thần hóa.)}}, vị nhiên ấy thời tiên của u minh, đây đều là kỷ cương của Chu Dịch, sao kẻ hèn không khiêm tốn?”}}
 
Lộ cho biết đêm nay sẽ mưa, Nghê thái thú chưa tin. Lộ nói: “Ngày 16 Nhâm Tý, là dịp Trực mãn, trong sao Tất đã có hơi nước, hơi nước phát ra, động vào Mão – Thìn, thế này ắt sẽ ứng nghiệm. Lại thêm trời sắp truyền hịch gọi năm sao, tuyên bố thẻ sao, bảo xuống sao Tỉnh, thông báo sao Cơ, sai triệu Lôi công, Điện mẫu, Phong bá, Vũ sư; các núi phát ra tiếng, những sông xói tinh hoa; Thiên hà rủ phúc lộc, thuồng luồng sinh linh tính; điện đỏ chằng chịt, nuốt nhả cõi mịt mù; tiếng sấm ù ù, hít thở linh tính mưa; gió đông thư thái, mọi nơi như một; thời gian ngắn ngủi, mọi vật nên hình. Trời có kỳ hạn, đạo có tự nhiên, không khó khăn gì.” Nghê nói: “Anh nói hay nhưng ít đáng tin, khiến tôi lấy làm băn khoăn.” Vì thế Nghê giữ Lộ ở lại, cho mời phủ thừa cùng Thanh Hà huyện lệnh (Từ Quý Long?). Nghê nói rằng nếu đêm nay trời mưa thì sẽ sửa sai bằng cách mời ăn 200 cân thịt nghé, nếu không mưa thì sẽ giữ lại 10 ngày. Lộ nói: “Nghĩ về phí tổn đi.” Đến lúc trời về chiều, vẫn không có chút mây, mọi người đều cười Lộ. Lộ nói: “Trên cây có gió tây thổi nhẹ, giữa cây có chim Âm hòa giọng. Lại thêm gió đông bắc nổi, nhiều chim cùng liệng, sẽ ứng nghiệm thôi.” Chốc lát, quả có gió đông bắc và chim hót. Mặt trời chưa lặn, đông nam có mây trên núi như tòa lầu trỗi dậy. Sau khi hoàng hôn, tiếng sấm vang trời. Đến giữa canh một, trăng sao đều mất, gió mây đều thịnh, khí trời từ 4 phương tụ họp, mưa lớn như thác đổ. Nghê cười nói với Lộ rằng: “Nói bừa mà trúng đấy, chẳng phải thần kỳ gì đâu.” Lộ nói: “Nói bừa mà trúng với ý trời, chẳng phải là khéo ru!” {{refn|group=QT|'''Quản Thần, tlđd''': Lộ cùng Nghê Thanh Hà gặp gỡ, đã hẹn chắc chắn giờ mưa, Nghê còn chưa tin. Lộ nói: “Ôi tạo hóa nhờ vào đâu làm thần, là nhờ không vội mà nhanh, không đi mà đến. Ngày 16 Nhâm Tý, Trực mãn {{efn|Trực mãn là 1 trong Kiến trừ thập nhị trực (建除十二直), quen gọi Thập nhị kiến trừ hay Thập nhị trực, tức là tên gọi của các sao thuộc chòm sao Phá Quân (còn gọi là Dao Quang) ứng với 12 tháng trong năm (trong thiên văn học hiện đại, chòm sao Phá Quân cũng là chuôi (kiến) của chòm sao Bắc Đẩu, vì vậy Thập nhị trực còn gọi là Thập nhị kiến tinh). 12 trực bao gồm: kiến, trừ, mãn, bình, định, chấp, phá, nguy, thành, thu, khai, bế. Trực được xem là một trong những căn cứ xét lành – gở của thời điểm (tháng, ngày, giờ) muốn lựa chọn để tiến hành làm một việc gì đó. Ví dụ: Hoài Nam tử, Thiên văn huấn: “Dần vi kiến, Mão vi trừ, Thìn vi mãn, Tỵ vi bình, chủ sanh; Ngọ vi định, Mùi vi chấp, chủ hãm; Thân vi phá, chủ hành; Dậu vi nguy, chủ tiêu; Tuất vi thành, chủ thiểu đức; Hợi vi thu, chủ đại đức; Tý vi khai, chủ thái tuế; Sửu vi bế, chủ thái âm.”}}, trong sao Tất đã có thủy khí, thủy khí phát ra, {{efn|Từ đời Hán trở về trước, giới huyền học Trung Quốc lấy (thần) sao Tất làm Vũ sư, tức thần mưa. [[Chu lễ]], Đại tông bá: “Dĩ liệu tự Tư trung, Tư mệnh, Phong sư, Vũ sư.” (tạm dịch: Để đốt lửa cúng Tư trung, Tư mệnh, Phong sư, Vũ sư) Trịnh Huyền chua: “Vũ sư, Tất dã.” (tạm dịch: Vũ sư, sao Tất đấy.”) Kinh Thi, Nhã, Tiểu nhã, Tiệm tiệm chi thạch: “Hữu thỉ bạch trịch, chưng thiệp ba hĩ, nguyệt li vu tất, tỉ bàng đà hĩ. Vũ nhân đông chinh, bất hoàng tha hĩ.” (tạm dịch: Có lợn móng trắng, kết đàn lội sông, trăng bám vào Tất, khiến mưa tầm tã. Người ta theo Vũ vương đông chinh, không cứu vua hắn.) Bấy giờ, Vũ sư có tên là Bình Ế hay Huyền Minh. Do ảnh hưởng bởi [[Đạo giáo]], từ Hán đến Đường xuất hiện thêm những cái tên là Xích Tùng tử, Thương Dương thị. Do ảnh hưởng của [[Phật giáo]], từ đời Đường – Tống về sau, việc làm mưa được chuyển hẳn sang cho Long vương, dân gian không nhắc đến Vũ sư nữa.}} động vào Mão – Thìn, thế này ắt ứng nghiệm. Lại trời sắp hịch triệu năm sao, tuyên bố tinh phù, thứ hạ Đông Tỉnh {{efn|Nguyên văn: 东井/Đông Tỉnh, tức là chòm sao Tỉnh (Tỉnh tú) trong Nhị thập bát tú.}}, cáo mệnh {{efn|Nguyên văn: 告命/cáo mệnh, ý nói bề trên thông báo bề dưới. Nguồn gốc: Kinh Dịch, quẻ Địa Thiên Thái, hào Thượng lục: “Thành phục vu hoàng. Vật dụng sư. Tự ấp cáo mệnh. Trinh lận.” (Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê dịch: Hào Thượng lục: lũy thành đổ nát; hãy dụ dân, đừng phát đao binh. Dụ dân, ngay tự thành mình; nếu mà giết chóc sẽ thành công toi.) Cao Hanh chua: “Ấp nhân thỉnh mệnh bất yếu dụng binh.” (tạm dịch: Người trong ấp thỉnh mệnh không cần dùng binh.)}} Nam Cơ {{efn|Nguyên văn: 南箕/Nam Cơ, tức là chòm sao Cơ (Cơ tú) trong Nhị thập bát tú.}}, sai triệu Lôi công, Điện mẫu, Phong bá, Vũ sư, quần Nhạc thổ âm, chúng xuyên kích tinh, Vân Hán rủ trạch, giao long hàm linh {{efn|Nguyên văn: 含灵/hàm linh, ý nói bên trong (vật) sinh ra linh tính. Ví dụ: [[Dữu Xiển]] – Thiệp giang phú: “Thả phu sơn xuyên côi quái, thủy vật hàm linh, lân thiên kì tộc, vũ vạn kì danh.” (tạm dịch: Vả ôi các thứ lạ lùng ở sông núi, loài vật dưới nước hàm linh, loài cá hàng ngàn, loài chim hàng muôn.)}}, chằng chịt điện đỏ, nuốt nhả yểu minh, ù ù tiếng sấm, hít thở vũ linh, tập tập cốc phong{{efn|Nguyên văn: 习习冠盖/tập tập cốc phong. Nguồn gốc: Kinh Thi, Quốc phong, Bội phong, Cốc phong: “Tập tập cốc phong, dĩ âm dĩ vũ.” (Tạ Quang Phát dịch: Ngọn gió đông điều hòa thư thái; khiến mây che rồi lại mưa rào.)}}, lục hợp đều đồng, trong thời gian ho khạc {{efn|Nguyên văn: 欬唾之间/khái (ho) thóa (khạc, nhổ) chi gian, ý nói khoảng thời gian rất ngắn.}}, phẩm vật lưu hình {{efn|Nguyên văn: 品物流形/phẩm vật lưu hình, ý nói mọi vật được hình thành. Nguồn gốc: kinh Dịch, quẻ Thuần càn, Thoán truyện: “Vân hành vũ thí. Phẩm vật lưu hình.” (Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê dịch: Rồi ra vũ thí, vân hành; làm cho vạn vật hình thành đòi nơi.)}}. Trời có thường kỳ {{efn|Nguyên văn: 常期/thường kỳ, nghĩa là có kỳ hạn (không cụ thể nhưng nhất định sẽ đến). Ví dụ: Tào Phi – Điển luận, Luận văn: “Niên thọ hữu thì nhi tẫn, vinh nhạc chỉ hồ kì thân, nhị giả tất chí chi thường kì, vị nhược văn chương chi vô cùng.” (Tuổi thọ có lúc sẽ hết, vẻ vang chỉ cho bản thân, 2 thứ ấy ắt đến thường kỳ, chẳng bằng văn chương ấy vô cùng.)}}, đạo có tự nhiên, không đủ làm khó vậy.” Nghê nói: “Bàn cao siêu nhưng ít đáng tin, lấy làm băn khoăn đấy.” Vì thế Nghê lưu Lộ, đi mời phủ thừa cùng Thanh Hà huyện lệnh. Nếu đêm nay trời mưa thì đương vi {{efn|Nguyên văn: 当为/đương vi, là thuật ngữ của Huấn cổ học đời xưa, ý nói học giả nhận ra mình nhận lầm chữ, nên hiểu sai nghĩa, bèn tự cải chính. [[Đoàn Ngọc Tài]] – [[Chu lễ Hán độc khảo]], Tự: “Đương vi giả, định vi tự chi ngộ, thanh chi ngộ nhi cải kì tự dã ,vi cứu chánh chi từ.” (tạm dịch: Đương vi ấy, nhận lầm chữ, làm rõ chỗ lầm mà đổi chữ ấy, để hiểu đúng câu.)}} ăn 200 cân thịt nghé, nếu không mưa thì sẽ trụ 10 ngày. Lộ nói: “Nghĩ về phí tổn đi {{efn|Nguyên văn: 言念费损/ngôn niệm phí tổn. 念/niệm nghĩa là nhớ nhung (tưởng niệm), 言/ngôn chỉ là trợ từ. Nguồn gốc: Kinh Thi, Quốc phong, Tần phong, Tiểu Nhung: “Ngôn niệm quân tử, ôn kì như ngọc.” (Tạ Quang Phát dịch: Chàng ôi! Em nhớ thiết tha; tình chàng như ngọc ôn hoà dễ thương.)}}.” Đến lúc trời về chiều, vẫn không có vân khí, mọi người đều cười Lộ. Lộ nói: “Trên cây có gió Thiếu Nữ thổi nhẹ {{efn|Nguyên văn: 少女微风/Thiếu Nữ vi phong. 少女风/Thiếu Nữ phong nghĩa là gió tây; 微/vi nghĩa là nhỏ.}}, giữa cây có chim Âm hòa giọng {{efn|Nguyên văn: 阴鸟和鸣/âm điểu hòa minh. Âm điểu tức 鸣阴之鸟/minh âm chi điểu, loài chim hót trong bóng râm. Tương truyền, khi trời sắp mưa, dương điểu sẽ xếp cánh, còn âm điểu sẽ hót vang.}}. Lại thêm gió Thiếu Nam {{efn|Nguyên văn: 少男风/Thiếu Nam phong, nghĩa là gió đông bắc.}} nổi, nhiều chim cùng liệng, sẽ ứng nghiệm thôi.” Chốc lát, quả có gió Cấn {{efn|Nguyên văn: 艮风/Cấn phong. Cấn ở hướng đông bắc, nên Cấn phong cũng là tên gọi khác của gió đông bắc.}}, chim hót. Mặt trời chưa lặn, đông nam có sơn vân như lâu khởi. Sau khi hoàng hôn, tiếng sấm vang trời. Đến giữa canh một, trăng sao đều mất, gió mây đều thịnh, huyền khí {{efn|Nguyên văn: 玄气/huyền khí, tức khí trời (thiên khí). Nguồn gốc: Hán thư, Lễ nhạc chí: “Huyền khí chi tinh, hồi phục thử đô.” (tạm dịch: Tinh hoa của huyền khí, trở về đô này.) Nhan Sư Cổ chua: “Huyền, thiên dã. Ngôn thiên khí chi tinh, hồi toàn phản phục vu thử vân dương chi đô.” (tạm dịch: Huyền, trời đấy. Nói rằng tinh hoa của khí trời, quay lại trở về ở kinh đô Vân Dương này.)}} tứ hợp, mưa lớn như sông rót. Nghê cười Lộ mà nói: “Lầm trúng đấy, chẳng phải là thần vậy.” Lộ nói: “Lầm trúng với thiên kỳ, chẳng khéo ru!”}}