Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quản Lộ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 114:
Vương Kinh mỗi khi bàn về Lộ, cho rằng ông nắm được tinh hoa của mây rồng, biết giữ gìn bản thân và giao thiệp quỷ thần, không chỉ có tài tổ hợp mà thôi. {{refn|group=QT|'''Quản Thần, tlđd''': Kinh mỗi bàn về Lộ, cho rằng ông nắm được tinh của long vân {{efn|Nguyên văn: 龙云/long (rồng) vân (mây), ý nói cơ hội, thời vận. Ở chú thích trên có nhắc đến lời giảng của Khổng tử: “vân tòng long, phong tòng hổ”. Từ đấy có câu thành ngữ ‘long hưng vân thuộc’ (龙兴云属), ý nói một khi bậc vương giả nổi dậy, thì những hạng hiền thần, lương tướng cũng bước ra giúp đời.}}, có thể dưỡng hòa thông u {{efn|Nguyên văn: 养和通幽/dưỡng hòa thông u. Hòa phiếm chỉ nguyên khí của con người; U phiếm chỉ quỷ thần}}, không chỉ có tài hợp hội vậy.}}
 
Lưu Bân giữ Lộ ở lại với mình 5 ngày, không lo công việc, chỉ cùng ông thanh đàm. Bân nói: “Mấy lần cùng Hà Yến bàn Dịch cùng đạo của Lão, Trang, đến mức tinh thần trôi xa, đều hóa ra đối đáp theo lệ, rõ ràng như Kim – Thủy, sum suê như núi rừng, trái với khi ở cùng anh.” {{refn|group=QT|'''Quản Thần, tlđd''': Bân nói: “Làm ra thuật ấy là thứ của Dịch tựa như số, muốn cầu đầu mối ấy vậy. Cứ như lai luận, nên làm thế nào?” Giữ Lộ 5 ngày, không lo việc công, chỉ cùng thanh đàm. Bân tự nói: “Mấy lần cùng Hà Bình Thúc (tức Hà Yến) bàn Dịch cùng đạo của Lão, Trang, đến mức tinh thần trôi xa, đều hóa chu toàn {{efn|Nguyên văn: 周旋/chu toàn, là động tác tiến thoái để vái chào trong khi hành lễ đời xưa, phiếm chỉ việc ứng đối, giao tế. Nguồn gốc: Lễ ký, Nội tắc: “Tại phụ mẫu cữu cô chi sở, hữu mệnh chi, ứng duy kính đối tiến thoái chu toàn thận tề.” (tạm dịch: Ở chỗ của cha mẹ cậu cô, có lời khiến, đáp lại chỉ có kính trọng tiến lui chu toàn, cẩn thận, ngay ngắn.)}}, thanh như Kim – Thủy, uất như núi rừng, trái với khi làm bạn với anh.”}}
 
Từ Quý Long che đậy 13 món đồ, mà Lộ đoán đúng cả, bèn than rằng: “Bói thì gọi là thánh, tính thì gọi là minh, há như thế này ru!” (ca ngợi Lộ thánh minh) {{refn|group=QT|'''Quản Thần, tlđd''': Quý Long vì thế lấy 13 món đồ, muốn làm khó ông, Lộ xạ đều trúng. Quý Long bèn than rằng: “Tác (tức tác quái/làm quẻ) ấy gọi thánh, thuật (tức thuật số) ấy gọi minh, há như thế này ru!”}}
 
Quản Thần cho biết Lộ sau khi đến kinh thành, đạt được tiếng tăm và quyền thế to lớn. Kẻ quyền quý chẳng ai không muốn cùng Lộ kết giao, khách khứa như mây, nhưng Lộ không kể sang hèn, đều lấy lễ mà tiếp đãi, cho rằng nếu không yểu mạng, thành tựu của Lộ chẳng thể lường được. {{refn|group=QT|'''Quản Thần, tlđd''': Đã có sự thông minh và tài hoa, gặp vận như mặt trời đứng bóng, bấy giờ tiếng tăm và quyền thế hiển hách, như lửa dữ gió giật. Quan lại đang nắm quyền, chẳng ai không muốn kết giao {{efn|Nguyên văn: 枝附叶连/chi phụ diệp liên, nghĩa là cành đỡ lá liền, ý nói cấp trên và cấp dưới có quan hệ khắng khít. Nguồn gốc: Bùi Tùng ChíChi chú Tam quốc chí, Thục chí, Khương Duy truyện, dẫn [[Thường Cừ]][[Hoa dương quốc chí]]: “Duy kiến Hạo chi phụ diệp liên, cụ vu thất ngôn, tốn từ nhi xuất.” (tạm dịch: [[Khương Duy|(Khương) Duy]] thấy [[Hoàng Hạo|(Hoàng) Hạo]] chi phụ diệp liên (với [[Thục Hán Hậu chủ]]), sợ nói gì thất thố, nhún mình từ tạ mà lui ra.)}}. Khách khứa như mây, không kể nhiều ít đều thết đãi ăn uống. Khách không kể sang hèn, hậu đãi theo lễ. Kinh thành lắm người, chẳng những quy phụ tiếng tăm và quyền thế của ông, mà cũng yêu đức hạnh của ông đấy. Khi xưa không yểu mạng, vinh hoa của Lộ, chẳng phải người đời có thể lường được.}} Nhờ vậy, Lộ giao thiệp với các danh sĩ đương thời là Bùi Huy, Hà Yến, Đặng Dương và anh em Lưu Thực, Lưu Trí, rất lấy làm vinh dự, {{refn|group=QT|'''Quản Thần, tlđd''': Thần trình bày rằng: ...Bùi Ký Châu, Hà, Đặng 2 thượng thư cùng người đồng hương là anh em Lưu thái thường, Lưu Dĩnh Xuyên, cho rằng Lộ được trời phú tài năng, biết rõ đạo lý của âm dương, thực chất của lành gở, đã nắm được nguồn cơn, bèn lội qua dòng chảy, cũng không có gì khó, luôn khâm phục ông ấy. Lộ tự nói cùng năm người này nói chuyện khiến tinh thần người ta đổi mới, đêm không buồn ngủ, từ đây về sau, đợi ban ngày mới muốn đi nằm vậy.}} nhưng Bùi Tùng Chi phản bác trường hợp của anh em họ Lưu, nhận định họ là danh Nho theo lối chính thống, không quan tâm đến Huyền học. {{refn|group=BTC|'''Bùi Tùng Chi khảo xét''': Bề tôi Tùng Chi khảo xét: Thần nhắc đến đồng hương Lưu thái thường ấy, nói Lưu Thực vậy. Thần soạn truyện về Lộ, Thực khi ấy làm Thái thường, Dĩnh Xuyên thời em Thực là Trí vậy. Thực, Trí đều nhờ Nho học mà nổi tiếng, không thể nói chuyện ấy. Thế ngữ (tức Thế thuyết tân ngữ) kể Thực giỏi biện bác, vẫn không đủ cho rằng cùng dòng với Bùi, Hà vậy.}} Quản Thần so sánh việc Lộ mất trong an lành thì hơn hẳn cái chết khổ sở của [[Kinh Phòng]] đời Tây Hán, ở phương diện thiên văn thì không kém [[Cam Công]], [[Thạch Thân Phu]], xạ phúc thì không kém [[Đông Phương Sóc]], xem tướng thì không kém [[Hứa Phụ]], [[Đường Cử]]. {{refn|group=QT|'''Quản Thần, tlđd''': Thần trình bày rằng: ...Nếu bày kinh điển của Hoàng (Đế), Phục (Hy), mở văn của (Chu) Văn (vương), Khổng (tử), đi khắp ngũ hành {{efn|Nguyên văn: 周流五曜/chu lưu ngũ diệu. Chu lưu được Trần Văn Chánh dịch là chảy khắp, tới mọi nơi chốn; ví dụ: Sử Ký, Hóa thực liệt truyện: “Phú thương đại cổ, chu lưu thiên hạ, giao dịch chi vật mạc bất thông” (Đoan Hùng dịch: Phú thương, các nhà buôn bán lớn chu du khắp thiên hạ, mang hàng hóa đến khắp mọi nơi khiến cho mọi người đều có thể mua được thứ mình cần.) Ngũ diệu tức là ngũ hành.}} ngang dọc tam tài {{efn|Nguyên văn: 经纬三度/kinh vĩ tam độ. Kinh nghĩa là dọc, vĩ nghĩa là ngang. Tam độ tức là tam tài (thiên, địa nhân), ý [[Quản Trọng]] nói đến ba phương diện cần phải tìm hiểu trong việc trị nước, [[Quản tử]], Ngũ phụ: “Sở vị tam độ giả hà? Viết: thượng độ chi thiên thì, hạ độ chi địa nghi, trung độ chi nhân thuận.” (tạm dịch: Cái gì gọi là tam độ vậy? Rằng: Thượng độ là thời cơ, hạ độ là hình thế, trung độ là lòng người.)}}, miệng đầy tiếng tràn, lời hay trào ra {{efn|Nguyên văn: 微言风集/vi (vi trong tinh vi) ngôn (lời nói) phong (phong trong phong tục) tập (tập trong tập hợp). Phong tập là trạng thái của lượng lớn sự vật được tập hợp nhanh chóng rồi trào ra nhanh chóng.}}, nếu ngước ngắm chim hồng bay, lượn lờ hề sự to lớn mất đi, nếu cúi nhìn chỗ khe sâu, thăm thẳm hề cái tinh hoa dứt đi; bức bách để chất vấn, nên đánh mất đầu mối, muốn học tập nhằm cầu đạo, vẫn cho rằng (bản thân) hồ đồ, chẳng ai không chống cằm gõ bàn, vọng lại tiếng than dài đấy. Xưa Kinh Phòng dẫu giỏi bói cỏ cùng đoán tiếng gió, rốt cục không tránh được vạ, {{efn|Kinh Phòng (77TCN – 37TCN), học giả chuyên về kinh Dịch đời Tây Hán, tác phẩm tiêu biểu là Kinh thị Dịch truyện. Kinh Phòng bị hoạn quan [[Thạch Hiển]] gièm pha, chịu chết trong ngục.}} nên Lộ tự biết 48 tuổi phải mất, có thể nói là sáng suốt khác nhau. Còn Kinh Phòng mắt thấy lũ gièm pha {{efn|Nguyên văn: 遘谗之党/cấu sàm chi đảng. Cấu sàm ý nói chế tạo sàm ngôn.}}, tai nghe tiếng loài nhặng, can thẳng thì không theo, mà còn bối rối về phương hướng. Lộ ở vào lúc giao thời Ngụy, Tấn, giấu trí khôn trong vẻ chất phác, gấp sách thi thoảng, khéo không được mong đợi, dốt không bị bỏ rơi, có thể nói là hiểu mình hơn hẳn. Kinh Phòng trên không lường được nhà vua {{efn|Nguyên văn: 万乘之主/vạn thặng chi chủ, nghĩa là chủ của của muôn cỗ xe, tức nhà vua.}}, dưới không tránh được bọn nịnh {{efn|Nguyên văn: 佞谄之徒/nịnh siểm chi đồ, nghĩa là bè lũ nịnh nót.}}, muốn lấy thiên văn, Hồng phạm {{efn|Nguyên văn: 洪范/[[Hồng phạm]], là tên của một thiên trong kinh Thư. Hồng ý nói lớn (đại), phạm ý nói pháp, Hồng phạm ý nói phương pháp thống trị. Hán thư, Ngũ hành chí: “Vũ trị hồng thủy, tứ Lạc thư, pháp nhi trần chi, ‘Hồng phạm’ thị dã.” (tạm dịch: Đế Vũ trị thủy, ban Lạc thư, phương pháp được trình bày ở Hồng phạm đấy.)}} để làm lợi nước lợi mình, khống thay không thể được, rốt cục chịu tội chết, có thể nói là trí khôn vặt của mai rùa khô, ánh sáng tàn của ngọn đuốc mỡ, há chẳng thương thay! Người đời đem Lộ sánh với Kinh Phòng, Thần không dám đồng ý. Cứ như ngửa xét trời sao, cúi liệu lành gở, xa thì không lỡ mùa màng, gần thì không lỡ giờ giấc, Thần cho rằng Cam, Thạch chẳng hơn vậy. Xạ phúc đoán vật, bày thuật nhanh chóng, Đông Phương Sóc chẳng qua vậy. Xem dáng xương mà xét sang hèn, ngắm vẻ mặt mà biết sống chết. Hứa Phụ, Đường Cử chẳng vượt vậy. Cứ như giải nghĩa luồng gió để dò xét điềm báo, lắng nghe tiếng chim để hiểu biết thời vận, cũng là sự hiếm có ở đời vậy. Giả sử Lộ thành đạt, làm tể tướng đại thần, màu mỡ gởi lại đời sau, rực rỡ ghi trên tre lụa, những điều chứng nghiệm từ chốn sâu xa đều được ghi chép, những lời bí truyền không bị bỏ sót, ngàn năm về sau, người có đạo ắt tin mà quý trọng, kẻ không có đạo ắt ngờ mà lạ lùng; người tin cho rằng khéo quá thật, ôi khéo cùng thần hợp ấy, được thần không còn chỗ nào để nghi hoặc vậy.}} Quản Thần kể rằng quan thứ sử họ Mạnh của Kinh Châu (?) từng đòi Lộ giải thích phương pháp đoán vật của Đông Phương Sóc, nghe xong thì thở dài mà nói: “Tôi nghe anh bàn, tinh thần nhảy dựng, sợ muốn bay mất, sao mà sâu xa đến như vậy!” {{refn|group=QT|'''Quản Thần, tlđd''': Thần trình bày rằng: ...Trước đây Mạnh Kinh Châu làm Liệt Nhân điển nông, từng hỏi anh trai đã mất, xưa Đông Phương Sóc xạ phúc được quẻ gì, mà biết 2 con vật thằn lằn, tắc kè đấy. Anh trai đã mất vì vậy làm phép An quái để sanh tượng, lời lẽ xoắn xuýt, nghĩa hay hào dậy, thay đổi suy ra nhau, gặp ở Thìn Tị, phân biệt rồng – rắn, đều thấy có lý. Sau khi dứt lời, Mạnh Kinh Châu than thở dài rằng: “Tôi nghe anh bàn, tinh thần nhảy dựng, sợ muốn bay mất, sao mà sâu xa đến như vậy!”}}
 
==Nghi vấn về năm sanh==