Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quản Lộ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 110:
Quách Ân mỗi khi nghe Lộ nói, chưa từng không tỏ ra cảm khái, nói rằng: “Nghe được lời bàn rất đúng của anh, khiến tôi quên đi bệnh tật, đêm ngày đuổi theo mà không kịp, sao lại xa thế!” {{refn|group=QT|'''Quản Thần, tlđd''': Nghĩa Bác mỗi khi nghe Lộ nói, chưa từng không tỏ ra khảng khái. Tự rằng: “Vào lúc nghe được chí luận của anh, quên đi bệnh tật của mình, sáng tối đuổi theo mà không kịp, sao lại xa thế!”}} Liệt Nhân huyện lệnh Bảo Tử Xuân thích kinh Dịch, hay bói toán, nghe được việc vợ của Lưu Phụng Lâm, cầu Lộ giải thích. Sau khi nghe Lộ nói xong, Tử Xuân tự nhận thì ra mình chẳng hiểu gì về kinh Dịch. {{refn|group=QT|'''Quản Thần, tlđd''': Bảo Tử Xuân làm Liệt Nhân lệnh, có minh tư tài lý, cùng Lộ tương kiến, nói: “Nghe anh bói được ngày mất của vợ Lưu Phụng Lâm, sao mà hay khéo, hãy thử bàn ý nghĩa của nó xem.” Lộ bàn về ý của hào tượng, nói đến nghĩa của biến hóa, như khuôn có tròn vuông, chẳng gì không phù hợp. Tử Xuân nói: “Tôi từ nhỏ thích bàn về Dịch, cũng thích bày cỏ thi, có thể nói là người mù muốn thấy trắng đen, người điếc muốn nghe trong đục, khổ sở vô ích vậy. Sau khi nghe anh nói, tự nhìn bản thân, thật là kẻ ngờ nghệch.”}}
 
Lộ đến thăm An Bình thái thú Vương Cơ, {{refn|group=TT|'''Trần Thọ, tlđd''': Lộ đi gặp An Bình thái thú Vương Cơ...}} cùng ông ta bàn về kinh Dịch. Sau vài ngày, Cơ rất lấy làm vui vẻ, nói với Lộ rằng: “Đã nghe anh tiếng giỏi bói, muốn cùng anh đàm đạo. Anh có dị tài ở đời, đáng được ghi vào tre lụa đấy.”{{refn|group=QT|'''Quản Thần, tlđd''': Cơ và Lộ cùng luận Dịch, trong vài ngày, rất lấy làm vui vẻ, nói với Lộ rằng: “Đã nghe tiếng giỏi bói, định cùng thanh luận. Anh là nhất thời dị tài, đáng được ghi vào tre lụa đấy.”}} Sau chuyện ở nhà Tín Đô lệnh, Cơ muốn theo Lộ học kinh Dịch. Dù Lộ đã giảng giải tường tận, tỉ mỉ, Cơ không thể hiểu nổi, nói: “Mới nghe anh nói, cứ ngỡ có thể nắm được, cuối cùng đều là rối rắm. Đây là nhờ trời cho, chứ không phải tự người biết được.” Rồi từ bỏ. {{refn|group=QT|'''Quản Thần, tlđd''': Cơ nói: “Tôi từ nhỏ thích học Dịch, nghiền ngẫm đã lâu, không ngờ thuật số của thần minh lại kỳ diệu như vậy.” Rồi theo Lộ học Dịch, suy luận thiên văn. Lộ mỗi lần chỉ ra tượng của sự thay đổi, giải thích điềm lành dữ, chưa từng không tỉ mỉ giải thích, nói hết ý nghĩa. Cơ nói: “Mới nghe anh nói, cứ ngỡ có thể nắm được, cuối cùng đều là rối rắm. Đây là bởi của trời, không phải sức người.” Vì thế Cơ cất sách Chu Dịch, dứt nghĩ ngợi, không tiếp tục học bặc thệ nữa.}}
 
Vương Kinh mỗi khi bàn về Lộ, cho rằng ông nắm được tinh hoa của mây rồng, biết giữ gìn bản thân và giao thiệp quỷ thần, không chỉ có tài tổ hợp mà thôi. {{refn|group=QT|'''Quản Thần, tlđd''': Kinh mỗi bàn về Lộ, cho rằng ông nắm được tinh của long vân {{efn|Nguyên văn: 龙云/long (rồng) vân (mây), ý nói cơ hội, thời vận. Ở chú thích trên có nhắc đến lời giảng của Khổng tử: “vân tòng long, phong tòng hổ”. Từ đấy có câu thành ngữ ‘long hưng vân thuộc’ (龙兴云属), ý nói một khi bậc vương giả nổi dậy, thì những hạng hiền thần, lương tướng cũng bước ra giúp đời.}}, có thể dưỡng hòa thông u {{efn|Nguyên văn: 养和通幽/dưỡng hòa thông u. Hòa phiếm chỉ nguyên khí của con người; U phiếm chỉ quỷ thần}}, không chỉ có tài hợp hội vậy.}}