Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Quang Toản”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 152:
== Nỗ lực khôi phục ==
 
Hạ tuần tháng 5, vua Cảnh Thịnh lại chạy ra Bắc Thành, ở phủ đệ của Quang Thùy. Khi ấy mưa mãi mấy tuần, ở trước sân nước sâu đến hơn một thước, hốt nhiên nước xuống đất sụt, chiều sâu chiều rộng hơn vài thước. Lầu ba tầng ở [[Nghệ An ]] cũng vô cớ tự đổ, người đều cho là điềm không lành{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2006|p=612}}{{sfn|Ngô gia văn phái|1987|p=276}}{{sfn|Ngô Giáp Đậu|1993|p=150}}.
 
Vua Quang Toản ở Thăng Long đổi niên hiệu Cảnh Thịnh làm năm đầu niên hiệu ''Bảo Hưng''{{sfn|Ngô gia văn phái|1987|p=276}}{{sfn|Trần Trọng Kim|1951|p=163}}, xuống chiếu tự trách mình, úy lạo vỗ về quân dân các trấn. Lấy [[Ngô Thời Nhiệm]] làm Thượng thư bộ Binh, [[Nguyễn Huy Lịch]] làm Thượng thư bộ Lại, [[Phan Huy Ích]] làm Thượng thư bộ Lễ, còn các người khác phong cho đều có thứ bậc khác nhau. Lại cho đắp gỗ tròn ở ngoài cửa chợ Dừa, xây đền vuông ở hồ Tây, để đến ngày đông chí, hạ chí chia tế trời đất. Đích thân nhà vua đến nhà Quốc tử giám khảo khóa học sinh, ai được ưu thì thưởng tiền cho. Sai bọn [[Nguyễn Đăng Sở]] sang nước Thanh dâng lễ cống hàng năm, và '''xin viện trợ'''. Khi đó sứ [[nhà Nguyễn]] là [[Trịnh Hoài Đức]] cũng đã đến Quảng Đông báo việc trong nước, áp theo theo 3 tên cướp biển Tàu Ô và cho nhà Thanh biết rằng Tây Sơn trước giờ luôn ủng hộ quân cướp biển đánh phá nhà Thanh. Lúc đó các quan [[nhà Thanh]] cũng bắt được 2 tướng cướp là [[Vương Quý Lợi]] và [[Phạm Quang Hỷ]], và phát hiện công văn có con dấu Tây Sơn trên thuyền của họ<ref>[[Thanh sử cảo]], [[:zh:s:清史稿/卷527|quyển 527]]</ref>. Vua [[Gia Khánh]] [[nhà Thanh]] giận lắm, bèn nhận lễ vật của [[nhà Nguyễn]] mà đuổi bọn Đăng Sở về{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2006|p=612}}{{sfn|Quốc triều chánh biên toát yếu|1972|p=23}}.
 
Tháng 8, Quang Toản sai Quang Thùy kiểm điểm binh mã đến đóng đồn ở trấn Nghệ An. Tháng 11, để em là Quang Thiệu, Quang Thanh ở lại giữ Bắc Thành, còn bản thân đốc quân lính 6 trấn và lính Thanh, Nghệ cộng ba vạn người, tự làm tướng đem quân nam hạ, có vợ của [[Trần Quang Diệu]] là [[Bùi Thị Xuân]] cùng 5000 thuộc hạ đi theo{{sfn|Trần Trọng Kim|1951|p=163}}. Lấy Tiết chế Quang ThỳThuỳ và Tổng quản Siêu làm tiên phong đánh lũy Trấn Ninh. Tư lệ Tuyết, Đô đốc [[Nguyễn Văn Kiêm]] tiến đánh lũy Đâu Mâu; Thiếu úy [[Đặng Văn Bằng]], Đô đốc Lực liên kết với quân Tàu Ô dàn chiến hạm chắn ngang sông Gianh<ref group="Ghi chú">Là một con sông chảy trên địa phận tỉnh [[Quảng Bình]], bắt nguồn từ khu vực ven núi Cô Pi cao 2.017 m thuộc dãy Trường Sơn, chảy qua địa phận các huyện Minh Hóa, Tuyên Hoá, Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn để đổ ra biển Đông. Đây cũng là nơi phân chia nam - bắc trong suốt 200 năm nội chiến của Việt Nam</ref>, binh thế ở ngoài biển rất đông, quân Nguyễn lui giữ Động Hải<ref group="Ghi chú">Tên Hán của Đồng Hới, tức thành
Thành phố [[Đồng Hới]], tỉnh [[Quảng Bình]] hôm nay</ref>{{sfn|Phạm Văn Sơn|1983|p=343}}. Ngày 30 tết, Quang Toản đem đại quân vượt sông Gianh{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2006|p=613}}{{sfn|Ngô Giáp Đậu|1993|p=151}}.
 
[[Nguyễn Ánh]] đích thân dẫn đại quân chống trả, sai [[Phạm Văn Nhân]] và [[Đặng Trần Thường]] thống lĩnh quân bộ, [[Nguyễn Văn Trương]] thống lĩnh quân thủy. Ngày mùng 1 tháng giêng năm Nhâm Tuất ([18-2]] năm [[1802]]) quân của Quang Thùy tiến sát lũy Trấn Ninh, nhưng bị đẩy lùi. Cảnh Thịnh lại đem hết quân tiến sát đến lũy Đâu Mâu<ref group="Ghi chú">Một đoạn của lũy Trấn Ninh, dọc theo nam sông Lệ Kỳ ra đến cầu Dài ở phía nam thành phố [[Đồng Hới]], tỉnh [[Quảng Bình]]</ref>, quân Nguyễn bắn súng và ném đá xuống làm cho quân Tây Sơn bị thương, chết rất nhiều, vua sợ muốn rút quân. [[Bùi Thị Xuân]] nắm cương ngựa lại cố xin đánh tiếp, nên cuộc chiến vẫn tiếp tục dến buổi trưa. Chợt nghe cánh quân thủy bị [[Nguyễn Văn Trương]] đánh thua, mới sợ mà tản chạy cả{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2006|p=613}}. Cảnh Thịnh lánh qua Đông Cao<ref group="Ghi chú">Thuộc huyện [[Bố Trạch]], tỉnh [[Quảng Bình]]</ref>, tướng [[Tây Sơn]] là [[Nguyễn Văn Kiên]] ra đầu hàng quân Nguyễn{{sfn|Quốc triều chánh biên toát yếu|1972|p=24}}.
 
Trận thua ở sông Gianh khiến cơ nghiệp triều Tây Sơn tan thành mây khói. Vào ngày mùng 2 Tết, khi Quang Toản chạy đến Động Cao thì những người đi theo không còn được một hai phần mười. 50 chiếc thuyền lương và quân nhu khí giới đều bị quân Nguyễn lấy được. Cánh quân của Quang Thùy đến sông Gianh bị ngăn trở không sang sông được, bèn theo đường núi đi tắt, hơn một tuần mới đến [[Nghệ An]], hội quân với Quang Toản rồi cùng nhau chạy về Bắc Thành{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2006|p=613}}.
 
Sử [[nhà Nguyễn]] chép rằng{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2006|p=613 -614}}