Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Quang Toản”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 61:
| chữ ký =
}}
'''Cảnh Thịnh hoàng đế''' ([[chữ Hán]]: 景盛皇帝, [[1783]] – [[1802]]), tên thật là '''Nguyễn Quang Toản''' (阮光纘), là vị hoàng đế thứ 3 và cuối cùng của Vương triều [[Tây Sơn]] trong [[lịch sử Việt Nam]]. Ông con trai của vua [[Nguyễn Huệ|Quang Trung]] (Nguyễn Huệ), lên ngôi sau khi Nguyễn Huệ mất vào tháng 8 năm [[1792]] khi mới 910 tuổi, sau khi Nguyễn Huệ mất. Trong thời gian trị vì, ông đã đặt 2 niên hiệu là Cảnh Thịnh và Bảo Hưng.
 
Cảnh Thịnh sau khi lên ngôi thì bị cậu ruột là Thái sư [[Bùi Đắc Tuyên]] chuyên quyền thâu tóm triều chính. Nội bộ Tây Sơn nhân đó lục đục, suy yếu, các tướng lĩnh tranh chấp quyền hành giết hại lẫn nhau{{sfn|Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quỳnh|1999|p=520}} mà vua nhỏ tuổi, không có kinh nghiệm nên không giữ được việc triều chính. Nhân Tây Sơn suy yếu, [[Nguyễn Ánh|chúa Nguyễn]] ở Gia Định thừa cơ bắc phạt, sau 10 năm thì khôi phục sơn hà Đàng Trong, vua tôi Tây Sơn chạy ra miền bắc. Năm [[1802]], quân nhà Nguyễn tiến ra Bắc Hà, Cảnh Thịnh cùng triều đình đều bị bắt và đưa về xử lăng trì tại Huế{{sfn|Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quỳnh|1999|p=521}}. Cái chết của ông cũng đánh dấu sự chấm hết của nhà [[Tây Sơn]].
Dòng 119:
Rồi lấy Quang Diệu làm thống suất, [[Lê Trung]] làm phó, lĩnh đại quân tiến đánh thành Nha Trang. Bảy tướng từ [[Lê Văn Trung]] trở xuống đều được gia phong làm quận công quản binh và nghe theo lệnh chỉ huy của Quang Diệu. Diệu tiến sát thành [[Nha Trang]], mà quân tuần tiễu thì đã đến địa phận [[Bình Thuận]]. Quân Nguyễn Ánh hết sức chống giữ khiến Diệu không thể thắng nổi. Giai đoạn này, quân Tây Sơn luôn luôn tấn công miền Nam đã thuộc quyền Nguyễn Ánh, quân hai bên chống chọi với nhau đến hàng năm.
 
Sau đó vì vụ [[Lê Văn Trung]] mà [[Lê Chất]] làm phản theo Nguyễn Ánh, đem quân đánh nhau với tướng Tây Sơn là Mân. Quân của Mân thua trận, Mân phải chạy vào núi rừng mà trốn; quân, voi, khí giới đều bị Chất thu sạch. Vua Quang Toản nghe tin, lại sai Đại Tư [[Trần Danh Tuấn]] dẫn binh tới trấn, chiêu tập tàn quân để đóng giữ.
 
Năm [[1800]], quân [[nhà Nguyễn]] vượt biển ra đánh Quy Nhơn. Tướng ở Quy Nhơn là Đại tổng quản [[Lê Văn Thanh]] đóng cửa thành, cố chết giữ, [[Trần Quang Diệu]] và [[Vũ Văn Dũng]] đem binh thuyền đến viện trợ. Khi đến Quảng Ngãi, nghe tin quân Nguyễn đã lên đường bộ giữ chỗ hiểm. Diệu ở ngoài núi Thạch Tân, Dũng đem quân đi theo đường tắt ở Chung Xá, mưu đánh úp đằng sau. Đêm có một con nai chạy ra, quân đi trước reo hò, truyền lầm là quân Đồng Nai, quân của Dũng sợ chạy tan vỡ, quân nhà Nguyễn nhân đấy đuổi đánh, quân của Dũng tự dày xéo nhau, chết rất nhiều, nên việc cứu viện không thành{{sfn|Quốc triều chánh biên toát yếu|1972|p=19}}{{sfn|Phạm Văn Sơn|1983|p=341}}. Thiếu úy [[Trương Tấn Thúy]], Binh bộ Thượng thư [[Nguyễn Đại Phác]], Tổng quản [[Lê Văn Thanh]] ở trong thành vì không có viện binh nên dâng thành xin hàng. Nguyễn vương chiếm được Quy Nhơn, đổi tên là trấn [[Bình Định]], sai [[Võ Tánh]] và [[Ngô Tùng Châu]] ở lại giữ thành còn mình rút về Gia Định. Quang Toản nghe tin Bình Định đã mất, bèn đem đại binh đi chiếm lại. Đến Trà Khúc<ref group="Ghi chú">Tên một con sông chảy qua địa giới tỉnh [[Quảng Ngãi]].</ref>, giục các tướng ra quân, [[Trần Viết Kết]] nói{{sfn|Ngô Giáp Đậu|1993|p=119}}
Dòng 126:
:''Bọn ngươi là cốt tráng của nước, nên vì nước nhà cùng lòng hết sức, để trừ bỏ mối lo ở ngoài, không nên mang lòng ngờ vực.''
 
Bọn Diệu đều lạy tạ và xin đem quân đánh Bình Định, Toảnvua y lời. Năm [[1800]], bộ binh của Diệu tiến sát đến dưới thành, đắp lũy dài vòng quanh ở bốn mặt ngoài thành để vây. Còn [[Vũ Văn Dũng]] lấy hai chiếc thuyền hiệu lớn Định quốc và hơn 100 chiếc thuyền chiến đóng ở đầm Thi Nại<ref group="Ghi chú">Đầm này có tên chữ là Hải Hạc Đàm, đó là cách gọi tắt của một địa danh Chăm Pa, nguyên gốc tiếng Phạn là Sri Vinaya đã được phiên âm qua tiếng Hán thành Thị-lị-bì-nại, người Hoa gọi cảng này là Tân Châu. Đây là một đầm nước mặn nằm phía Đông Bắc thuộc địa phận thành phố Quy Nhơn, huyện Tuy Phước, huyện Phù Cát tỉnh [[Bình Định]], có diện tích khoảng 5.000 ha, chạy dài hơn 10 cây số, bề rộng khoảng 4 cây số</ref>. Lại ở bên tả cửa biển lập hai đồn nhỏ ở núi Tam Tòa tại bên hữu Nhạn Châu, trên đặt súng lớn, dựa chỗ cao
bắn xuống, phòng thủ rất cẩn mật.
 
Mùa hạ năm [[1800]], Nguyễn vươngÁnh thân suất đại binh cứu Bình Định. Quân bộ đóng ở Thị Dã, quân thủy đóng ở ngoài khơi cửa biển Thị Nại, còn Võ Tánh cũng ở trong thành cố giữ để đợi quân cứu viện, hai bên ở thế cầm cự với nhau. Khi ấy, Điển quân Thượng đạo [[Lưu Phước Tường]] liên kết với [[Vạn Tượng]], Trấn Ninh đánh thành Nghệ An, thể ty các trấn từ Thanh Hóa trở ra cùng các đạo trưởng người Tây dương đều dấy nghĩa binh để tiếp ứng. Nhân dân miền Trung mỗi năm thấy gió bồm nổi lên thì bảo nhau rằng{{sfn|Ngô gia văn phái|1987|p=275}}
:''Chúa cũ ra đấy.''
 
Dòng 144:
:''Ngạn ngữ có câu: "Kinh bạc là dân, bất nhân là quân", quả thật là như thế!''
 
Ngày mùng 3, Nguyễn Quang Toản vất bỏ sắc ấn của [[nhà Thanh]], đem theo vàng bạc châu báu chạy ra [[Nghệ An]]{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2006|p=611}}, giữa đường vất bỏ sắc ấn của triều đình [[nhà Thanh]] đã ban cho. Khi vừa ra khỏi cầu Phú Xuân vài dặm thì quân đều chạy tán ra bốn phía. Toản bèn cùng em là Thái tể Quang Thiệu, Nguyên súy Quang Khanh và bọn Đại tư mã Tứ, Đô đốc Trù cưỡi ngựa theo hướng lũy Động Hải<ref group="Ghi chú">Còn gọi là [[lũy Trấn Ninh]], nay thuộc địa phận huyện Quảng Ninh; các xã Phú Hải, xã Đồng Phú, xã Hải Thành thuộc thành phố [[Đồng Hới]], tỉnh [[Quảng Bình]]</ref>. Ngày 5 tháng 5 qua sông Gianh, quân Nguyễn mất dấu không đuổi theo kịp phải rút về.
 
Toản ở lại Nghệ An vài ngày, rồi lại đi ngựa trạm đến trấn Thanh Hóa, phi báo cho hoàng huynh là Quang Thùy đưa quân đến đón{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2006|p=612}}. Nguyễn vương đã lấy lại Phú Xuân, lại sai [[Lê Văn Duyệt]], [[Lê Chất]] và [[Tống Viết Phước]] vào cứu viện thành Bình Định. Quân chưa đến nơi thì được tin Bình Định thất thủ, [[Võ Tánh]] và [[Ngô Tùng Châu]] đều hi sinh vì nước{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2006|p=116}}. [[Trần Quang Diệu]] đã chiếm thành, sai Đại đô đốc là [[Trương Phước Phượng]], Tư khấu là Định đem quân dò đường miền trên về cứu viện Phú Xuân. Phượng đi giữa đường thì đầu hàng quân Nguyễn, còn Định chạm trán với quân Nguyễn bị thua, trốn vào sách Man rồi chết ở đấy{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2006|p=612}}.