Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thứ trưởng Bộ Ngoại giao (Việt Nam)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “Thứ trưởng Bộ Ngoại giao là quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao, do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Trong đó, có một số Thứ…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 03:42, ngày 13 tháng 3 năm 2021

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao là quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao, do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Trong đó, có một số Thứ trưởng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, một Thứ trưởng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia,[1] một Thứ trưởng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài.[2] Một số Thứ trưởng Bộ Ngoại giao được bổ nhiệm làm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại một số địa bàn trọng điểm như Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Campuchia, Lào, Nhật Bản và Đại sứ, Trưởng phái đoàn thường trực tại Liên Hiệp Quốc.

Điều kiện trở thành Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

Một công dân của Việt Nam từ 30 tuổi hoặc cao hơn có thể trở thành một ứng viên Thứ trưởng. Ứng viên Thứ trưởng phải đủ những điều kiện sau đây:

  • Là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam;
  • Có quốc tịch Việt Nam;
  • Tốt nghiệp Thạc sĩ trở lên;
  • Đã phục vụ trong ngành từ 10 năm trở lên;

Thứ trưởng qua các thời kỳ

  1. Hoàng Minh Giám, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Xã hội Việt Nam, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam.
  2. Ung Văn Khiêm.
  3. Nguyễn Đức Dương.
  4. Hoàng Đức Tiến.
  5. Nguyễn Cơ Thạch, Ủy viên Bộ Chính trị khóa VI, nguyên Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
  6. Hoàng Văn Lợi.
  7. Phan Hiền, nguyên Đổng lý Văn phòng Bộ Ngoại giao (từ 5/1950, Phó Đổng lý là Lê Hữu Tân, Lê Kim Chung).
  8. Lê Quang Chánh.
  9. Hoàng Bích Sơn.
  10. Hoàng Lương.
  11. Võ Đông Giang.
  12. Nguyễn Xuân.
  13. Đinh Nho Liêm, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô.[3]
  14. Hoàng Anh Tuấn.
  15. Hà Văn Lâu, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Pháp.
  16. Trần Quang Cơ, Ủy viên Trung ương Đảng khóa VII, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
  17. Vũ Xuân Áng.
  18. Nguyễn Dy Niên, Ủy viên Trung ương Đảng khóa VII, VIII, IX, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
  19. Lê Mai.
  20. Vũ Khoan, Bí thư Trung ương Đảng khóa IX, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại.
  21. Nguyễn Đình Bin, Ủy viên Trung ương Đảng khóa VIII, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao.
  22. Nguyễn Văn Ngạnh.
  23. Nguyễn Tâm Chiến, Đại sứ thứ 2 của Việt Nam tại Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.[4]
  24. Chu Tuấn Cáp.
  25. Lê Công Phụng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ.[5]
  26. Nguyễn Phú Bình, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc.[6]
  27. Lê Văn Bàng, Đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Hoa Kỳ.[7]
  28. Vũ Dũng, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Trợ lý Tổng Bí thư, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, nguyên Đại sứ – Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ.[8]
  29. Đào Việt Trung, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch Nước.
  30. Nguyễn Văn Thơ, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc.
  31. Thạc sĩ Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
  32. Đoàn Xuân Hưng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Đức.[9]
  33. Nguyễn Thanh Sơn, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nga, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.[10]
  34. Lê Lương Minh, nguyên Tổng Thư ký ASEAN, nguyên Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York, Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc.[10]
  35. Thạc sĩ Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao.
  36. Tiến sĩ Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bí thư Đảng ủy Ngoài nước.
  37. Thạc sĩ Phạm Quang Vinh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ.
  38. Thạc sĩ Nguyễn Phương Nga, nữ Thứ trưởng Ngoại giao đầu tiên, nguyên Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York; Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam.
  39. Thạc sĩ Hà Kim Ngọc, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ.
  40. Thạch Dư, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Campuchia.[10]
  41. Đặng Minh Khôi, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc.
  42. Vũ Hồng Nam, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản.
  43. PGS. TS. Đặng Đình Quý, nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York.
  44. Nguyễn Quốc Dũng, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ.
  45. Nguyễn Bá Hùng, Đại sứ Việt Nam tại Lào, nguyên Vụ trưởng Vụ Châu Mỹ.
  46. Vũ Quang Minh, Đại sứ Việt Nam tại Campuchia, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Anh.
  47. Thạc sĩ Tô Anh Dũng, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Canada.
  48. Hồ Xuân Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco.
  49. Tiến sĩ Nguyễn Minh Vũ
  50. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Cường, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Nhật Bản.
  51. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Dũng
  52. Thạc sĩ Đặng Hoàng Giang
  1. ^ “Chức năng nhiệm vụ của Ủy ban Biên giới Quốc gia”.
  2. ^ “Quy định nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài”.
  3. ^ “Nhớ về Thủ trưởng Đinh Nho Liêm”.
  4. ^ “Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến”.
  5. ^ “Đại sứ Lê Công Phụng”.
  6. ^ “Đại sứ Nguyễn Phú Bình, hồi ức về một thời đáng nhớ”.
  7. ^ “Đại sứ Lê Văn Bàng”.
  8. ^ “Đồng chí Vũ Dũng, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao từ trần”.
  9. ^ “Bộ Ngoại giao trao quyết định nghỉ hưu cho 02 thứ trưởng”.
  10. ^ a b c “Ba Thứ trưởng Ngoại giao nghỉ hưu”.