Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 250:
Từ năm 1373 đến năm 1384, [[Minh Thái Tổ]] xây dựng [[bộ máy quan liêu]] với các quan chức chỉ được tuyển dụng thông qua hình thức tiến cử. Mãi cho tới sau này, các [[sĩ đại phu]] với nhiều cấp bậc mới được tuyển chọn thông qua một hệ thống kỳ thi nghiêm ngặt, được triển khai lần đầu vào thời [[nhà Tùy]] (581–618), gọi là [[khoa cử]].{{sfnp|Hucker|1958|p=12}}{{sfnp|Ebrey|Walthall|Palais|2006|p=96}}{{sfnp|Ebrey|1999|pp=145–146}} Về mặt lý thuyết, khoa cử cho phép bất kỳ ai cũng có thể gia nhập hàng ngũ quan chức triều đình (dù sau này giới thương nhân bị phản đối). Nhưng trên thực tế, thời gian và kinh phí cần thiết để hỗ trợ việc học tập, chuẩn bị cho các kỳ thi, đã giới hạn đối tượng tham gia khoa cử chỉ còn là những người thuộc tầng lớp chủ đất. Tuy nhiên, triều đình cũng đưa ra hạn ngạch tuyển dụng nhân sự phù hợp theo từng tỉnh thành. Đây là một nỗ lực nhằm hạn chế sự độc chiếm quyền lực từ giới thân sĩ{{Efn|''Thân sĩ'': một tầng lớp nhờ tham gia [[khoa cử]] mà đặc biệt giàu sang, có học thức, uy tín và địa vị xã hội ở địa phương, không bao gồm các sĩ đại phu đương nhiệm.}} sở hữu đất đai ở những vùng thịnh vượng nhất, nơi có nền giáo dục vượt trội. Sự khuếch trương của ngành công nghiệp in ấn từ thời nhà Tống, làm gia tăng khả năng phổ cập kiến thức và số lượng thí sinh tiềm năng trên khắp các tỉnh thành. Trẻ tiểu học được tiếp xúc với [[bảng cửu chương]] và sách dạy chữ vỡ lòng. Nho sinh trưởng thành thì có trong tay [[Tứ thư]], [[Ngũ kinh]] và những bài làm mẫu, được in hàng loạt với giá thành rẻ.{{sfnp|Ebrey|1999|pp=198–202}}
 
Cũng như thời trước, trọng tâm của các kỳ thi vẫn là Nho học kinh điển, phần lớn tài liệu kiểm tra tập trung vào bộ [[Tứ thư]] do [[Chu Hi]] phác thảo vào thế kỷ 12.{{sfnp|Ebrey|1999|p=198}} Kể từ năm 1487, dường như các kỳ thi đã trở nên khó khăn hơn với việc thí sinh phải hoàn thành bài ''bát cổ văn''{{Efn|''Bát cổ văn'': thể văn biền ngẫu tám vế dùng trong khoa cử thời Minh.}}, một kiểu bài luận không theo trào lưu văn học. Độ khó của kỳ thi tăng tiến theo từng cấp, từ địa phương tới trung ương. Với việc vượt qua mỗi kỳ thi, thí sinh sẽ nhận được các học vị tương ứng. Chức quan được phân làm chín bậc phẩm, mỗi bậc phẩm lại chia thành hai cấp{{Efn|Thường được gọi là ''trật''.}}–''chính'' và ''tòng''–với mức lương khác nhau (tính bằng ''[[Thạch (đơn vị đo lường)|thạch]]'' gạo) tùy theo phẩm hàm. Thí sinh vượt qua kỳ thi [[Thi Hội|hội]] hoặc kỳ thi [[Thi Hương|hương]] chỉ được bổ nhiệm chức quan phẩm hàm thấp. Trong khi đó, thí sinh vượt qua kỳ thi [[Thi Đình|đình]] được phong học vị ''tiến sĩ'' và bổ nhiệm chức quan phẩm hàm cao.{{sfnp|Brook|1998|p=xxv}} Qua 276 năm cai trị với 90 kỳ thi đình, nhà Minh có 24.874 ''tiến sĩ''.{{sfnp|Hucker|1958|pp=11–14}} Ebrey khẳng định rằng “chỉ có 2 nghìn đến 4 nghìn ''tiến sĩ'' đương nhiệm cùng lúc và cứ 1 vạn người đàn ông trưởng thành thì mới có một người là ''tiến sĩ''.” Để dễ hình dung, vào thế kỷ 16, có tới 10 vạn người là ''sinh viên'' (cấp học vị thấp nhất).{{sfnp|Ebrey|1999|p=199}}
[[Tập tin:Xu Xianqing part17.jpg|nhỏ|Bức tranh mô tả cảnh viên quan [[Kinh diên viện|Kinh Diên viện]] Từ Hiển Khanh đang giảng kinh sách cho [[Minh Thần Tông]].]]
Mỗi viên quan có thời gian tại chức tối đa là chín năm, nhưng cứ ba năm thì họ lại được cấp trên xếp loại thành tích một lần. Viên quan được thăng chức nếu nhận đánh giá tích cực, bị giáng chức nếu nhận đánh giá tiêu cực và vẫn tại chức nếu nhận đánh giá trung bình. Trong vài trường hợp nghiêm trọng, viên quan có thể bị cách chức hoặc chịu sự trừng phạt. Chỉ có quan tứ phẩm trở lên ở kinh thành là được miễn ghi chép đánh giá, mặc dù họ phải tự nguyện thú nhận những lỗi lầm của bản thân. Hơn 4 nghìn trợ giáo ở các trường cấp huyện và châu, được xếp loại thành tích chín năm một lần. Chiêm Sự phủ là nơi chịu trách nhiệm đào tạo người thừa kế ngai vàng, được đứng đầu bởi một viên quan chính tam phẩm gọi là chiêm sự.{{sfnp|Hucker|1958|pp=15–17, 26}}