Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thiên Thai tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
interwiki
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 2:
 
Thiên Thai tông xem [[Long Thụ]] (sa. ''nāgārjuna'') là Sơ tổ vì ba quan điểm chính (Thiên Thai tam quán) của tông phái này dựa trên giáo lí của Long Thụ – đó là: Tất cả mọi hiện tượng dựa lên nhau mà có và thật chất của chúng là [[tính Không]] (sa. ''śūnyatā''). Mọi hiện tượng là biểu hiện của một thể tuyệt đối, đó là [[Chân như]] (sa. ''tathatā''). Tông phái này gọi ba chân lí đó là không (空), giả (假) và trung (中):
 
#Chân lí thứ nhất cho rằng mọi [[Pháp (Phật giáo)|pháp]] (sa. ''dharma'') không có một thật thể và vì vậy trống rỗng;
#Chân lí thứ hai cho rằng, tuy thế, các pháp vẫn có một dạng tồn tại tạm thời với thời gian và giác quan con người có thể nắm bắt được;
Hàng 19 ⟶ 20:
 
Sự phân chia làm năm thời dựa trên trình tự thời gian như sau:
 
#Thời giáo Hoa nghiêm. Thời giáo thứ nhất này chỉ kéo dài 3 tuần, theo Trí Khải, dựa trên ''[[Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh]]'' (sa. ''buddhāvataṃsaka-sūtra'') là giai đoạn giáo hoá của Phật ngay sau khi Ngài đắc đạo. Kinh Hoa nghiêm chỉ rõ, toàn thể vũ trụ chỉ là phát biểu của cái tuyệt đối. Thời đó các vị đệ tử của Phật chưa lĩnh hội được điều này.
#Thời giáo A-hàm. Vì nhiều người không lĩnh hội kinh ''Hoa Nghiêm'' nên Phật bắt đầu giảng các kinh [[A-hàm]] (sa. ''āgama''), thời giáo thứ hai. Trong giai đoạn này, Phật chưa nói hết tất cả, chỉ thuyết những điều mà đệ tử có thể hiểu nổi. Phật thuyết [[Tứ diệu đế]], [[Bát chính đạo]] và thuyết [[Duyên khởi]]. Thời giáo này kéo dài 12 năm.
Hàng 26 ⟶ 28:
 
Thiên Thai tông cũng chia giáo pháp đức Phật ra làm tám hệ thống, trong đó bốn hệ thống dựa trên phương pháp và bốn dựa trên tính chất. Bốn hệ thống có tính phương pháp luận là:
 
#Phương pháp đốn ngộ, dành cho hạng đệ tử xuất sắc nhất có khả năng tiếp cận sự thật nhanh chóng. Đó là phương pháp của kinh ''Hoa nghiêm'';
#Phương pháp tiệm ngộ, đi từ giản đơn đến phức tạp, là phương pháp của các kinh A-hàm, Phương đẳng, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Còn kinh ''[[Diệu pháp liên hoa]]'' lại không thuộc “đốn” hay “tiệm” mà chứa đựng sự thật cuối cùng;
Hàng 35 ⟶ 38:
#Giáo pháp đặc biệt dành cho Bồ Tát
#Giáo pháp viên mãn, tức là giáo pháp trung quán phá bỏ mọi chấp trước. Kinh ''Hoa nghiêm'' đại diện cho giáo pháp 3 và 4. Kinh [[A-hàm]] là kinh của [[Tiểu thừa]]. Các kinh hệ Phương đẳng chứa đựng cả 4 giáo pháp. Kinh ''[[Bát-nhã-ba-la-mật-đa]]'' chứa giáo pháp 2, 3, 4. Cuối cùng thì chỉ có kinh ''[[Diệu pháp liên hoa]]'' hàm chứa giáo pháp viên mãn.
 
==Tham khảo==
*''Fo Guang Ta-tz'u-tien'' 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Hàng 40 ⟶ 44:
 
{{Viết tắt Phật học}}
[[Thể loại:TriếtThiền PhậtTrung giáoQuốc]]
 
[[Thể loại:Phật giáo Trung Quốc]]
[[Thể loại:Phật học]]
[[Thể loại:Thiên Thai tông]]
[[Thể loại:Tông phái Phật giáo]]
[[Thể loại:Triết lí Phật giáo]]
 
[[de:Tiantai Zong]]