Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nội chiến Sudan lần thứ hai”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 45:
Ngoài lực lượng quân đội chính quy, chính phủ quân phiệt còn dùng nhóm al-Difaa al-Shaabi, viết tắt là PDF (''People's Defense Forces'', "Lực lượng Phòng vệ Nhân dân") để càn quét các tỉnh miền Nam. Quân Sudan kiểm soát những thị trấn lớn như [[Juba]], [[Wau]], và Malakal nhưng quân SPLA thì vẫn chiếm đóng phần lớn các tỉnh phía Nam. Tình hình thêm rối loạn khi quân SPLA vì bất đồng nội bộ phân hóa thành mấy nhóm: nhóm Nasir, nhóm của Bany và nhóm Bol.
 
Dù vậy các cuộc hòa đàm dần dần có kết quả và Hiệp ước Hòa bình Tổng thể được ký ở [[Nairobi]] vào Tháng Giêng năm [[2005]]. Hiệp ước đó cho phép quân đội hai miền không phải [[giải giới]] và được giữ nguyên vị trí nhưng miền Nam được sáu năm tự trị. Tiếp theo đó là cuộc [[trưng cầu dân ý]] để quyết định chính thể cho miền Nam. Lợi tức tài nguyên [[dầu hỏa|dầu lửa]] sẽ được chia đôi. Để hợp nhất hai chính phủ, Garang được thâu nạp làm một trong hai [[phó tổng thống]] Sudan. Tiếc thay Tháng Tám năm [[2005]] trong một phi vụ [[máy bay trực thăng|trực thăng]], máy bay rớt và Garang tử thương. Phe SPLA nổi dậy làm loạn đốt phá nhưng tình hình dần lắng dịu. [[Liên Hiệp Quốc|Liên hiệp Quốc]] cũng giúp sức với các dự án [[cứu trợ nhân đạo]] và phổ biến [[nhân quyền]] ở Sudan, làm ổn định xã hội. Vấn đề chưa giải quyết là chủ quyền [[hạt]] [[Abyei]] với nhiều mỏ [[dầu mỏ|dầu thô]]. Cả hai phe Bắc và Nam đều đòi quyền cai trị khu vực này. Năm 2011, Nam Sudan tuyên bố ly khai khỏi miền Bắc để thành lập quốc gia riêng.
 
==Chú thích==