Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiến pháp Pháp năm 1958”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng Android
→‎Tu chính: Sửa câu cú
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng Android
Dòng 118:
Điều 89 quy định thủ tục sửa đổi Hiến pháp, bao gồm bốn giai đoạn:
 
* đề nghị: bản tu chính án hiến pháp có thể được Nghị trưởng Hạ viện, Nghị trưởng Thượng viện, hay 60 thành viên của một trong hai viện đề nghị. Tổng thống cũng có quyền đề nghị theo đề xuất của Thủ tướng, cho nên Thủ tướng phải đồng ý trước;
* thảo luận và thông qua: bản tu chính án phải được xem xét và hai viện phải nhất trí thông qua cùng bản tu chính như nhau;
* phê chuẩn: hoặc nộp toàn dân chấp nhận, hoặc nộp hai viện Nghị viện họp làm một thông qua theo số đông ba phần năm trong phiên họp hai viện hợp lại làm một. Chỉ được nộp Nghị viện nếu bản tu chính án do Tổng thống đề nghị;
* ban hành: Tổng thống phải ban hành chậm nhất là 15 ngày sau khi được thông qua.
 
Hiến pháp cũng có thể được sửa đổi theo Điều 11, bản tu chính án nộp trực tiếp toàn dân mà không cần Nghị viện phải thông qua. Thủ tục này được dùng hai lần: bản tu chính án quy định Tổng thống do tổng tuyển cử trực tiếp bầu ra được chấp nhận vào ngày 6 tháng 11 năm 1962, bản tu chính án về cải tổ Thượng viện và phân quyền khu vực bị bác bỏ vào ngày 27 tháng 4 năm 1969. Vì không cần phải có hai viện nhất trí nên Điều 11 gây tranh cãi pháp luật và chính trị.<ref>Voir par exemple la [http://www.c6r.org/spip.php?article1029 proposition de la Convention pour la Sixième République].</ref>
 
Trước ngày 4 tháng 8 năm 1995 một số điều của Chương XIII về Cộng đồng Pháp có thể được sửa đổi bằng thủ tục trong Điều 85, chỉ được dùng một lần vào ngày 4 tháng 6 năm 1960.
 
=== Danh sách các bản tu chính án ===
 
# 1960: bổ sung Chương XII, sửa đổi Điều 85 và 86;