Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chi Nghệ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 43:
* ''[[Curcuma zedoaria|Curcuma pallida]]'': ''ngệ hoang'', ''san kiām hoâm''.<ref name=Lour3>Loureiro J., 1790. [https://www.biodiversitylibrary.org/page/653208#page/27/mode/1up ''Curcuma pallida'']. ''Flora Cochinchinensis'' 1: 9-10.</ref>
 
Như thế, ở đây tên gọi '''ngải''' đã được dùng để chỉ các loài ''Curcuma''. Trong [[Nam Việt–Dương Hiệp Tự vị]] (南越洋合字彙, Dictionarium Anamitico-Latinum) của [[Jean-Louis Taberd]] xuất bản năm 1838 thì các từ '''nghệ''' và '''ngải''' đều viết bằng Hán-Nôm là 艾. Cụ thể, tại trang 333 tác giả viết như sau: "艾 Ngải, herba quaedam medicinalis seu species absynthii quâ adustiones fiunt. 艾灸 Ngải cứu, id; artemisia vulgaris ... 艾鐄 Ngải vàng, curcumae species. 艾葉 Ngải diệp: absynthii species ... ",<ref name=Taberd38a>Jean-Louis Taberd, 1838. [https://books.google.com.vn/books?id=E2dkAAAAMAAJ&printsec=frontcover&hl=vi#v=onepage&q&f=false Dictionarium Anamitico-Latinum (Nam Việt-Dương Hiệp tự vị): 艾 Ngải], trang 333.</ref> như thế ngải nói chung là cây thuốc thuộc chi ''[[Artemisia]]'' (như ''A. vulgaris'' hay ''A. absinthium''), nhưng ngải vàng thì là loài thuộc chi ''Curcuma''. Tại trang 338, tác giả viết về chữ '''nghệ''' như sau: "艾 Nghệ, croci species seu curcuma longa.",<ref name=Taberd38b>Jean-Louis Taberd, 1838. [https://books.google.com.vn/books?id=E2dkAAAAMAAJ&printsec=frontcover&hl=vi#v=onepage&q&f=false Dictionarium Anamitico-Latinum (Nam Việt-Dương Hiệp tự vị): 艾 Nghệ], trang 338.</ref> và ở đây thì nghệ là tên thông thường của ''[[Crocus]]'' (không có ở Việt Nam) hoặc ''[[Curcuma longa]]''. Điều này giải thích tại sao trong tên gọi của một số loài của chi ''Curcuma'' lại có chữ ngải, như ngải tím (''C. aeruginosa'', ''C. zedoaria''), ngải trắng (''C. aromatica'').
 
Các tên gọi uất kim, khương hoàng hay nga truật có lẽ có nguồn gốc từ tiếng Trung, tương ứng với 郁金 = uất kim, 姜黄 = khương hoàng và 莪术 = nga thuật, các tên gọi được ''Flora of China'' dùng trong tên gọi tiếng Trung của các loài thuộc chi ''Curcuma''.