Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lockheed F-104 Starfighter”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Đã bị lùi lại
Thẻ: Đã bị lùi lại
Dòng 75:
Tốc độ cất cánh trong khoảng 342&nbsp;km/h (190 hải lý mỗi giờ), và phi công cần phải nhanh chóng nâng càng hạ cánh để tránh vượt quá tốc độ giới hạn 468&nbsp;km/h (260 hải lý mỗi giờ). Tốc độ lên cao và tính năng bay đường trường thật vượt trội; một đèn báo "slow" (chậm lại) thường sáng lên trên bảng điều khiển mỗi khi chiếc máy bay đạt tới khoảng tốc độ Mach 2 để cho biết máy nén động cơ đã đạt đến giới hạn nhiệt độ tối đa và phi công cần phải giảm bớt cần ga để giảm tốc. Khi tiếp cận hạ cánh, càng đáp có thể hạ xuống ở tốc độ 378&nbsp;km/h (210 hải lý mỗi giờ) và mở các cánh tà, trong khi tốc độ hạ cánh cuối cùng là vào khoảng 324&nbsp;km/h (180 hải lý mỗi giờ) tùy thuộc vào lượng nhiên liệu còn lại. Tốc độ động cơ được duy trì ở mức cao khi tiếp cận hạ cánh nhằm duy trì đủ lượng gió; và phi công được cảnh báo không được giảm tốc độ động cơ cho đến khi máy bay thực sự tiếp đất. Một [[dù hãm]] và các phanh hiệu quả sẽ rút ngắn khoảng đường băng hạ cánh của chiếc Starfighter.<ref>Bowman 2000, p.40, 43.</ref>
 
== Vấn đề antai toànnạn ==
Vấn đề an toàn của chiếc F-104 Starfighter trở thành một đề tài được báo chí quan tâm đặc biệt là tại Đức vào giữa những năm [[Thập niên 1960|1960]] và kéo dài trong trí nhớ của công luận cho đến tận hôm nay. Một số nước đã mất gần phân nửa số máy bay của họ do các tai nạn, mặc dù tỉ lệ tai nạn thay đổi phụ thuộc vào bên sử dụng và điều kiện hoạt động. [[Không quân Tây Ban Nha]], lấy ví dụ, không mất chiếc nào, trong khi chiếc Starfighter được các phi công của [[Không quân Italy]] (Aeronautica Militare Italiana) đặc biệt ưa chuộng, cho dù tỉ lệ tai nạn của họ còn xa mới ở mức thấp nhất trong số các bên sử dụng Starfighter.
 
Dòng 84:
 
*'''Những vấn đề ban đầu'''
Động cơ J79 là một kiểu động cơ mới và vẫn còn đang tiếp tục được phát triển hoàn thiện trong khi kiểu tiền sản xuất '''YF-104A''' được thử nghiệm và được đưa vào sử dụng cùng kiểu sản xuất hàng loạt '''F-104A'''. Loại động cơ này được thiết kế có tính năng thay đổi được góc của cánh quạt nén stator một cách tự động dựa vào cao độ và nhiệt độ. Một tình trạng được biết dưới tên gọi "T-2 reset" (một chức năng thông thường thay đổi góc cánh quạt nén stator) đã gây ra nhiều vụ hỏng động cơ khi cất cánh. Người ta đã khám phá ra rằng sự thay đổi nhiệt độ nhiều và đột ngột (như từ vị trí đỗ dưới ánh nắng mặt trời sang cất cánh) đã gây ra đóng cánh quạt nén stator một cách sai lầm và làm ngưng động cơ. Mối nguy hiểm bị tắt động cơ khi cất cánh cònbay ở cao độ rất thấp lại càng nguy hiểm hơn do kiểu [[ghế phóng]] hướng xuống dưới khiến phi công có rất ít cơ may thoát ra được an toàn. Hệ thống động cơ sau đó được cải tiến và ghế phóng được đổi sang kiểu hướng lên trên thông thường hơn. Ngoài ra còn có hiện tượng [[dao động]] thùng nhiên liệu đầu cánh đã khiến gảy lìa một cánh ra khỏi một chiếc '''F-104B'''; vấn đề này sau đó đã được giải quyết bằng cách đổ đầy các ngăn của thùng nhiên liệu theo một trình tự đặc biệt.<ref>Drendel 1976, p. 22.</ref>
 
*'''Những vấn đề sau đó'''