Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cải cách kinh tế Trung Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Caolpi (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Caolpi (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Cải cách kinh tế Trung Quốc''' ({{zh-sp|s=改革开放|p=Găigé kāifàng}}) còn được gọi là '''Cải cách khai phóng''';, '''cải cách và mở cửa'''; được phương Tây gọi là '''Mở cửa Trung Quốc''' để chỉ những chương trình cải cách kinh tế được Trung Quốc xem là "[[Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc]]" và "[[kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa]]" ở [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]]. Đây là chương trình mà những nhà cải cách trong [[Đảng Cộng sản Trung Quốc]], được lãnh đạo bởi Tổng bí thư [[Đặng Tiểu Bình]], đã bắt đầu vào 18 tháng 12 năm 1978.
 
Trước cải cách, nền kinh tế của nước này bị chi phối bởi sở hữu nhà nước và kế hoạch hóa tập trung. Từ năm 1950 tới 1973, GDP thực tế bình quân đầu người của Trung Quốc tăng trung bình 2,9% mỗi năm; mặc dù sự thay đổi thất thường bắt nguồn từ [[Đại nhảy vọt]] và [[Cách mạng văn hóa]]. Mức này gần với mức trung bình của những quốc gia châu Á trong thời kì này, so với những quốc gia tư bản chủ nghĩa như [[Nhật Bản]], [[Hàn Quốc]] và [[Đài Loan]] thì tỉ lệ tăng của Trung Quốc thấp hơn nhiều. Bắt đầu năm 1970, nền kinh tế đã bước vào một giai đoạn trì trệ. Sau cái chết của [[Mao Trạch Đông]], lãnh đạo Đảng Cộng sản hướng vào cải cách theo định hướng thị trường để cứu nền kinh tế nước này khỏi sụp đổ.