Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vị Xuyên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 42:
 
==Lịch sử==
Huyện Vị Xuyên, cùng toàn bộ vùng mỏ [[Tụ Long]] và nửa già phía tây của tỉnh Hà Giang ngày nay (xưa đều là châu Bình Nguyên), Mãnh Động sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam từ thời [[nhà Lý]] năm [[1015]], sau cuộc xung đột biên giới 1013-1015, giữa [[Đại Cồ Việt]] với [[Vương quốc Đại Lý]] và chư hầu. Năm Ất Mão niên hiệu Thuận Thiên 6 (1015), Lý Thái Tổ ban chiếu chỉ cho Dực Thánh Vương và Vũ Đức Vương đi đánh và thu phục được các châu Đô Kim, Vị Long, Thường Tân, Bình Nguyên và bắt giết được thủ lĩnh Hà Trác Tuấn<ref>Đại Việt sử ký tiền biên, bản kỷ, quyển 2, Lý Thái Tổ, trang 201.</ref>. Các vùng này hoàn toàn không phải là những lãnh thổ [[nhà Tống]] [[Trung Quốc]] lúc đó.
 
Thời [[Bắc thuộc lần 4|thuộc Minh]] Vị Xuyên có tên là châu Bình Nguyên. Thời [[nhà Lê sơ]] là châu Bình Nguyên phủ Yên Bình (phủ đặt từ năm [[Lê Thánh Tông|Quang Thuận]]) thừa tuyên (xứ) Tuyên Quang (trước đó, đầu thời Lê sơ, thuộc Tây đạo). Sang thời [[nhà Mạc]] (thế kỷ 16) đổi thành châu Vị Xuyên (chữ Hán: ''渭川''), thuộc phủ Yên Bình xứ (đầu thời [[nhà Nguyễn]] đổi thành trấn) Tuyên Quang. Thời [[Lê trung hưng]], cùng với toàn xứ Tuyên Quang, châu Vị Xuyên cũng nằm trong địa bàn cát cứ của các đời [[chúa Bầu]]. Đến cuối thế kỷ 17, chúa Bầu cuối là Vũ Công Tuấn chạy sang nhà Thanh giao nộp 3 động Ngưu Dương, Hồ Điệp, Phổ Viên ở phần phía bắc của châu Vị Xuyên cho Trung Quốc. Đến năm 1728, triều đình Lê-[[chúa Trịnh|Trịnh]] đòi lại vùng đất Tụ Long trả về thuộc châu Vị Xuyên, đồng thời cùng nhà Thanh, thống nhất chọn sông Đổ Chú (là một chi lưu của [[sông Chảy]] chảy từ trấn Mã Bạch đến châu Thủy Vĩ để làm biên giới và dựng bia mốc giới trên 2 bờ sông này tại phía nam trấn [[Mã Bạch]] huyện [[Mã Quan]].