Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triều Konbaung”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 109:
Người Anh đã đánh bại quân Miến Điện trong [[Chiến tranh Anh–Miến thứ nhất|Chiến tranh Anh-Miến Điện lần thứ nhất]] (1824–1826) sau những tổn thất to lớn cho cả hai bên, cả về nhân lực và tài sản. Miến Điện phải nhượng lại Arakan, Manipur, Assam và Tenasserim, đồng thời bồi thường một triệu bảng Anh.
 
Năm 1837, anh trai của Vua Bagyidaw, [[Tharrawaddy Min]], chiếm lấy ngai vàng, quản thúc Bagyidaw và xử tử hoàngvương hậu [[Me Nu]] và anh trai của bà. Tharrawaddy không cố gắng cải thiện quan hệ với Anh.
 
Con trai của ông ta, [[Pagan Min]], người trở thành vua năm 1846, đã hành quyết hàng nghìn người - một số nguồn cho biết có tới 6,000 người - những người giàu có hơn và có ảnh hưởng hơn ông ta đều bị cáo buộc nhiều tội danh. Trong thời kỳ trị vì của ông, quan hệ với Anh ngày càng trở nên căng thẳng. Năm 1852, [[Chiến tranh Anh–Miến thứ hai|Chiến tranh Anh-Miến Điện lần thứ hai]] bùng nổ. Pagan thoái vị và em trai của mình Mindon Min lên ngôi. Mindon đã cố gắng đưa Miến Điện tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài, và tổ chức [[Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ năm]] vào năm 1872 tại [[Mandalay]], nhận được sự tôn trọng của người Anh và sự ngưỡng mộ của người dân nước này.
 
Để tránh bị thôn tính, vào năm 1875, Mindon đã nhượng lại Karenni cho Đế quốc Anh. Mindon qua đời trước khi có thể chọn người kế vị, và [[Thibaw Min]], một hoàng tử có địa vị thấp, được vương hậu [[Hsinbyumashin]] (vợ của Mindon), cùng với công chúa [[Supayalat]], đưa lên ngai vàng. Sau khi Thibaw đăng quang, Supayalat đã kết hôn với Thibaw để trở thành vương hậu. Dưới sự chỉ đạo của Supayalat, đã tiến hành thảm sát tất cả những người có khả năng tranh giành ngai vàng trong hoàng tộc Konbaung.
 
Triều đại kết thúc vào năm 1885 với việc nhà vua và hoàng gia buộc phải thoái vị và lưu đày sang Ấn Độ. Trước tình hình Pháp hợp nhất thuộc địa mới chiếm thành [[Đông Dương thuộc Pháp]], Đế quốc Anh đã sát nhập toàn bộ phần còn lại của Miến Điện sau khi kết thúc [[Chiến tranh Anh-Miến thứ ba|Chiến tranh Anh-Miến Điện lần thứ ba]] vào năm 1885. Việc sáp nhập được công bố tại [[Quốc hội Anh]] như một món quà năm mới cho [[Nữ hoàng Victoria]] vào ngày 1 tháng 1 năm 1886.
 
Mặc dù vương triều đã chinh phạt những vùng lãnh thổ rộng lớn, nhưng quyền lực trực tiếp của Konbaung chỉ giới hạn ở kinh đô và những vùng đồng bằng màu mỡ của thung lũng Irrawaddy. Những vị vua Konbaung ban hành các loại thuế hà khắc và gặp nhiều khó khăn trong việc chống lại các cuộc nổi loạn trong nước. Vào nhiều thời điểm khác nhau, [[người Shan|Shan]] đã cống nạp cho Vương triều Konbaung, nhưng không giống như các vùng đất Mon, không bao giờ bị kiểm soát trực tiếp bởi người Miến Điện.
==Chính quyền==
Vương triều Konbaung là một chế độ [[quân chủ chuyên chế]]. Cũng như một số nước trong Đông Nam Á, khái niệm truyền thống về vương quyền đã hướng tới [[Chakravartin]] (Quân chủ quyền năng) tạo ra [[hệ thống mandala]] hoặc vùng đất quyền năng trong vũ trụ [[Jambudipa]] (Nam Thiệm Bộ Châu) của riêng mình, cùng với việc sở hữu voi trắng cho phép họ nhận danh hiệu ''Hsinbyushin'' hay ''Hsinbyumyashin'' (Chúa tể của những con voi trắng), đã đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của Konbaung. Trên thực tế là mối đe dọa các cuộc đột kích định kỳ và hỗ trợ các cuộc nổi loạn cũng như sự xâm lược và áp đặt quyền thống trị tới các vương quốc láng giềng Mon, Tai Shans và Manipuris.
===Phân cấp hành chính===
Vương quốc được chia thành các tỉnh gọi là ''myo'' (မြို့). Các tỉnh này được quản lý bởi ''Myosa'' (မြို့စား), là thành viên của gia đình hoàng gia hoặc các quan chức cấp cao nhất của [[Hluttaw]]. Họ thu thuế cho chính quyền hoàng gia, trả cho ''Shwedaik'' (Ngân khố Hoàng gia) theo từng đợt cố định và giữ lại bất cứ thứ gì còn sót lại. Mỗi myo được chia thành các huyện gọi là ''taik'' (တိုက်), bao gồm các tập hợp các làng được gọi là ''ywa'' (ရွာ).
 
Các tỉnh ven biển ngoại vi của vương quốc ([[Pegu]], [[Tenasserim]], [[Martaban]] và [[Arakan]]) được quản lý bởi một Tổng trấn gọi là ''Myowun'', người được nhà vua bổ nhiệm và sở hữu các quyền lực dân sự, xét xử, biện lý và quân sự. Các hội đồng cấp tỉnh (myoyon) bao gồm ''myo saye'' (thư lại thị trấn), ''nakhandaw'' (thụ mệnh giả hoàng gia), ''sitke'' (thủ lĩnh chiến tranh), ''htaunghmu'' (cai ngục), ''ayatgaung'' (quản hạt) và ''dagahmu'' (khán môn nhân). Mỗi tỉnh được chia thành các huyện gọi là myo, mỗi huyện do một ''myo ok'' (nếu được bổ nhiệm), hoặc bởi ''myo thugyi'' (nếu là cha truyền con nối). Tổng trấn Pegu được hỗ trợ bởi một số quan chức bổ sung, bao gồm ''akhunwun'' (thuế sứ), ''akaukwun'' (khố sứ) và ''yewun'' (thủ cảng sứ).
 
Các lãnh địa triều cống xa xôi ở rìa vương quốc trên thực tế có quyền tự trị và do nhà vua quản lý trên danh nghĩa. Những nhóm này bao gồm người nói tiếng Tai (nơi đã trở thành bang Shan trong thời kỳ cai trị của Anh), các vương quốc Palaung, Kachin và Manipuri. Các thân vương triều cống của những vương quốc này thường xuyên cam kết trung thành và cống nạp cho các vị vua Konbaung (thông qua các nghi lễ gọi là ''[[gadaw pwedaw]]'') và được ban cho các đặc quyền của hoàng gia và được chỉ định là ''[[sawbwa]]'' (từ Shan saopha, 'chúa tể của bầu trời'). Đặc biệt, các gia đình Shan sawbwas thường xuyên kết hôn với tầng lớp quý tộc Miến Điện và có quan hệ mật thiết với triều đình Konbaung.
===Cơ quan hoàng gia===
 
Con trai của ông ta, [[Pagan Min]], người trở thành vua năm 1846, đã hành quyết hàng nghìn người - một số nguồn cho biết có tới 6,000 người - những người giàu có hơn và có ảnh hưởng hơn ông ta bị cáo buộc nhiều tội danh. Trong thời kỳ trị vì của ông, quan hệ với Anh ngày càng trở nên căng thẳng. Năm 1852, [[Chiến tranh Anh–Miến thứ hai|Chiến tranh Anh-Miến Điện lần thứ hai]] bùng nổ. Pagan thoái vị và em trai của mình Mindon Min lên ngôi. Mindon đã cố gắng đưa Miến Điện tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài, và tổ chức [[Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ năm]] vào năm 1872 tại [[Mandalay]], nhận được sự tôn trọng của người Anh và sự ngưỡng mộ của người dân nước này.
== Danh sách các vua Triều Konbaung ==
[[Tập tin:Amarapura palace British Embassy Michael Symes 1795.jpg|nhỏ|trái|Cung điện ở [[Amarapura]], năm 1795]]