Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Caolpi (thảo luận | đóng góp)
Caolpi (thảo luận | đóng góp)
Dòng 11:
Kinh tế là khái niệm bắt nguồn từ phương Tây. Khái niệm này khi được dịch sang tiếng Nhật thì người Nhật đã chọn cụm từ "kinh bang tế thế" để diễn ý. Nguyên nghĩa của cụm từ này là các công việc mà một vị vua phải đảm nhiệm: chăm lo đời sống vật chất của bề tôi, chăm lo đời sống [[tinh thần]] của cộng đồng. Kinh tế là hình thức rút gọn của cụm từ Kinh bang Tế thế, kinh bang có nghĩa là trị nước và tế thế có nghĩa là cứu đời. Người Nhật hiểu rằng hoạt động kinh tế là để đem lại lợi ích cho xã hội chứ không phải chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân.
 
Kinh tế là sự trao đổi giữa bên cung và bên cầu một cách hợp lý, hợp pháp nhất. Để sự trao đổi giữa bên cung và bên cầu được dễ dàng thuận lợi, xã hội tạo ra một dạng hàng hóa đặc biệt dùng để đo lường được gọi là tiền tệ.
 
Khái niệm kinh tế đề cập đến các hoạt động của con người có liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu thụ [[hàng hóa]] và [[dịch vụ]]. Tuy nhiên, định nghĩa về kinh tế đã thay đổi theo lịch sử các hoạt động kinh tế. Ngày nay người ta hiểu kinh tế là hoạt động sản xuất, trao đổi và phân phối dựa vào các nguồn tài nguyên khan hiếm. Trong đó, con người và xã hội loài người tìm cách trả lời các câu hỏi "''Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Lưu thông, Phân phối như thế nào?''". Việc sử dụng các nguồn tài nguyên không khan hiếm không làm nảy sinh các vấn đề kinh tế.