Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hạt nhân nguyên tử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan
Dòng 363:
 
==Ứng dụng==
'''Chiếu xạ công nghiệp (Irradiation)''': khử trùng các sản phẩm y tế chăm sóc sức khỏe, các loại thuốc
 
Khử trùng bức xạ là một quá trình vật lý nhằm bất hoạt các vi sinh vật (VSV) trong sản phẩm nhờ các hiệu ứng ion hóa của các tia bức xạ. Quá trình này được thực hiện bởi các thiết bị được thiết kế chuyên dụng phát ra các loại bức xạ ion hoá: tia gamma của Co-60 hoặc Cs-137, chùm điện tử của máy gia tốc điện tử và tia X của máy chiếu tia X
 
So với các công nghệ khử trùng bằng nhiệt và hoá học, khử trùng bức xạ được coi là một công nghệ sạch, hiệu quả và an toàn hơn vì khử trùng bức xạ khắc phục được nhiều nhược điểm của các phương pháp khác như độ đâm xuyên của tia bức xạ sâu cho phép xử lý được khối sản phẩm lớn, không phải tháo bao gói và có thể dùng nhiều loại vật liệu khác nhau; tương tác của bức xạ lên vật phẩm sinh nhiệt rất yếu nên không làm chín, làm hỏng sản phẩm. Ngoài  ra bức xạ không để lại các chất độc tồn dư và công nghệ xử lý bằng bức xạ khá đơn giản, dễ vận hành và an toàn.
 
'''Cơ sở khoa học'''
 
Y học hạt nhân (YHHN) là một chuyên ngành sử dụng các đồng vị phóng xạ (ĐVPX) hay các dược chất phóng xạ (DCPX) để chẩn đoán và điều trị bệnh. Khi chẩn đoán, điều trị phải đưa các ĐVPX hay DCPX vào trong cơ thể người bệnh bằng nhiều con đường khác nhau như đường uống, tiêm... Các chất phóng xạ này khi vào cơ thể theo dòng tuần hoàn sẽ đến từng cơ quan, tế bào người bệnh dưới dạng lỏng, khí, dịch... Với những loại bệnh cụ thể, người ta sẽ lựa chọn một loại ĐVPX hay một DCPX thích hợp để có thể tập trung chính xác vào nơi bị bệnh, tổn thương... Vì vậy, các bác sĩ, kỹ thuật viên có thể chẩn đoán sớm và chính xác bệnh lý ở một cơ quan cụ thể trong cơ thể, cũng như điều trị tập trung một tổ chức, một mô bệnh lý nào đó mà ít ảnh hưởng tới các tổ chức chung quanh. Đây là một trong những phương pháp điều trị chọn lọc, điều trị đích, nên kết quả cao và an toàn. Các tia bức xạ này có quãng chạy, khả năng đâm xuyên trong tổ chức rất ngắn nên các tế bào ác tính cũng như tế bào bệnh sẽ bị tiêu diệt một cách rất chọn lọc, ít ảnh hưởng tới các cơ quan chung quanh. Phương pháp này rất hiệu quả trong điều trị ung thư, như ung thư di căn đa ổ, nhỏ, rải rác vào xương, phổi... Những phần phóng xạ không được hấp thụ hết sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu và phân.
 
'''1. TIA X'''
 
Việc sử dụng tia X đặc biệt hữu dụng trong việc xác định bệnh lý về xương, nhưng cũng có thể giúp ích tìm ra các bệnh về [[Mô mềm|phần mềm]]. Một vài ví dụ như khảo sát ngực, có thể dùng để chẩn đoán bệnh về [[phổi]] như là [[viêm phổi]], [[ung thư phổi]] hay [[phù nề phổi]], và khảo sát vùng [[bụng]], có thể phát hiện ra [[tắc ruột]] ([[tắc thực quản]]), [[tràn khí]] (từ thủng ruột),[[tràn dịch]] (trong khoang bụng). Trong vài trường hợp, sử dụng X quang còn gây tranh cãi, như là [[sỏi mật]] (ít khi cản quang) hay [[sỏi thận]] (thường thấy nhưng không phải luôn luôn). Hơn nữa, các tư thế chụp X quang truyền thống ít sử dụng trong việc tạo hình các phần mềm như não hay cơ. Việc tạo hình cho phần mềm được thay thế bằng kĩ thuật chụp Cắt lớp vi tính computed axial tomography, CAT hay CT scanning) hoặc tạo hình bằng [[chụp cộng hưởng từ]] (MRI) hay [[siêu âm]].
 
'''2.  Cộng hưởng từ MRI'''
 
'''Cơ sở khoa học'''
 
Gồm 4 giai đoạn:
 
'''Giai đoạn 1: Sắp hàng hạt nhân'''
 
1.  Mỗi hạt nhân trong môi trường vật chất đều có một [[mômen]] từ tạo ra bởi spin (xoay) nội tại của nó.
 
2.  Các hạt nhân đều sắp xếp một cách ngẫu nhiên và từ trường của chúng triệt tiêu lẫn nhau do đó không có từ trường dư ra để ghi nhận được.
 
3.  Khi có một từ trường mạnh tác động từ bên ngoài các mômen từ của hạt nhân sẽ sắp hàng song song cùng hướng hoặc ngược hướng của từ trường, ngoài ra chúng còn chuyển động dần chung quanh hướng của từ trường bên ngoài nó.
 
4.  Các vec tơ từ hạt nhân sắp hàng song song cùng chiều với hướng từ trường bên ngoài có số lượng lớn hơn các vectơ từ hạt nhân sắp nhân sắp hàng ngược chiều và chúng không thể triệt tiêu cho nhau hết, do đó có mạng lưới từ hoá theo hướng của từ trường bên ngoài.
 
5.  Các vectơ tạo ra hiện tượng từ hoá chủ yếu theo hướng của từ trường bên ngoài; đó là trạng thái cân bằng.
 
6.  Trong trạng thái cân bằng không có một tín hiệu nào có thể được ghi nhận. Khi trạng thái cân bằng đó bị xáo trộn sẽ có tín hiệu được hình thành.
 
'''Giai đoạn 2: Kích thích hạt nhân'''
 
Hiện tượng sắp hàng hạt nhân kết thúc thì các hạt nhân [[Photon|phôton]] [[Hiđrô|hydrogen]] sẽ phóng thích năng lượng dùng để sắp hàng chúng để trở về vị trí ban đầu. Tốc độ phóng thích các phôton này dựa vào năng lượng được phóng thích. Thời gian cần thiết cho 63% vectơ khôi phục theo chiều dọc gọi là T1. Thời gian cần thiết để cho 63% vectơ khôi phục theo chiều ngang gọi là T2.
 
'''Giai đoạn 3: Ghi nhận tín hiệu'''
 
Khi các phôton trở lại sắp hàng như cũ do ảnh hưởng từ trường bên ngoài chúng phóng thích năng lượng dưới dạng tín hiệu tần số vô tuyến. Cường độ phát ra từ một đơn vị khối lượng mô được thể hiện trên một thang màu từ trắng đến đen, trên đó màu trắng là cường độ tín hiệu cao, màu đen là không có tín hiệu. Cường độ tín hiệu của một loại mô phụ thuộc vào thời gian khôi phục lại từ tính T1 và T2, mật độ phôton của nó.
 
'''Giai đoạn 4: Tạo hình ảnh'''
 
T1 tạo ra tín hiệu MRI mạnh và cho thấy hình ảnh các cấu trúc giải phẫu với T1 dịch não tuỷ, lớp vỏ xương, không khí và máu lưu thông với tốc độ cao tạo ra những tín hiệu không đáng kể và thể hiện màu sẫm. Chất trắng và chất xám biểu hiện bằng màu xám khác nhau và chất xám đậm hơn. Với T1 thì mô mỡ có màu sáng đó là lợi thế lớn nhất để ghi hình mô mỡ trong hốc mắt, ngoài màng cứng tuỷ xương và cột sống. Máu tụ mạn tính có hình ảnh tín hiệu cao và thể hiện ảnh màu trắng. Tuy nhiên sự khác biệt giữa hàm lượng nước trong mô không lớn thì độ nhạy hình ảnh T1 không cao. Do đó không thể ghi hình được ở những tổn thương nhỏ không đè đẩy cấu trúc giải phẫu.
 
== Xem thêm ==