Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học phương Tây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Thêm hình ảnh cho bài viết
Thêm phần Wittgenstein
Dòng 511:
 
Cách diễn giải này cho phép làm rõ hơn cấu trúc của mệnh đề “Hoàng đế hiện tại của nước Pháp bị hói đầu.” Mệnh đề này sai vì (1) sai hay không tồn tại thứ gì gọi là “hoàng đế hiện tại của nước Pháp”. Mệnh đề đối nghịch “Hoàng đế hiện tại của nước Pháp không bị hói đầu” cũng sai vì lý do tương tự.{{Sfn|Warburton|2011|p=188}}{{Sfn|Kenny|2006|p=362}} Việc tập trung vào phân tích ngôn ngữ của Russell có thể coi là đánh dấu cho sự kiện gọi là “bước ngoặt ngôn ngữ”, trong đó ngôn ngữ trở thành vấn đề để các nhà triết học phân tích và tìm ra cấu trúc logic của nó.{{Sfn|Warburton|2011|p=189}}
 
==== Ludwig Wittgenstein ====
Người học trò nổi tiếng nhất của Russell chính là '''[[Ludwig Wittgenstein]]'''. Ông là con út trong một gia đình danh giá tại [[Viên|Vienna]], tư dinh Wittgenstein từng đón tiếp nhiều gương mặt kiệt xuất trong nghệ thuật như [[Johannes Brahms]] và [[Gustav Mahler]]. Nhưng cũng thật bi kịch, khuynh hướng tự phê bình khắc nghiệt đến độ trầm nhược và tự tử hiện diện rõ rệt trong gia đình ông. Ba trong số bốn người anh trai của Wittgenstein đã tự tử; người còn lại trong số họ – [[Paul Wittgenstein]] – là một nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng trong thế kỷ 20 dù đã mất đi cánh tay phải trong chiến tranh.{{Sfn|Mai Sơn|2007|p=337}}
 
Trong toàn bộ thời gian sống của mình, Wittgenstein chỉ xuất bản duy nhất tác phẩm ''[[Tractatus Logico-Philosophicus]]'' (Chuyên luận logic-triết học) với độ dày chỉ khoảng 70 trang. Với công trình này, Wittgenstein tuyên bố đã giải quyết tất cả các vấn đề triết học. Lý thuyết trung tâm của cuốn sách này là thuyết bức tranh về ý nghĩa.''{{Sfn|Kenny|2006|p=365}}'' Cũng giống như Russell, Wittgenstein cho rằng: vai trò ngôn ngữ là để biểu hiện các mối quan hệ trong thế giới. ''“Một mệnh đề là một bức tranh của hiện thực. Một mệnh đề là mô hình về thế giới như ta tưởng tượng nó.”{{Sfn|Lawhead|2013|p=523}}'' Tự thân mệnh đề có thể không tả rõ quan hệ giữa các sự kiện trong thế giới, nhưng ''quan hệ logic'' giữa các yếu tố trong mệnh đề sẽ thể hiện quan hệ logic giữa các vật thể trong thế giới.''{{Sfn|Lawhead|2013|p=523}}{{Sfn|Kenny|2006|p=366}}''
 
Trong ngôn ngữ thường ngày, mối quan hệ logic này thường được ẩn giấu và có thể chỉ được làm rõ  bằng cách phân tích các đối tượng trong mệnh đề thành những đối tượng đơn giản và tường minh hơn. Chẳng hạn, mệnh đề: “[[Đế quốc Áo-Hung]] đang chiến tranh với Nga” có thể được phân tích thành:''{{Sfn|Kenny|2006|p=367}}''
 
# Với một số ''x và một số'' ''y'', ''x'' = [[Đế quốc Áo]]
# và ''y'' = [[Vương quốc Hungary]]
# x hợp nhất với y
# x đang chiến tranh với Nga
# y đang chiến tranh với Nga
 
Như vậy, đối tượng Áo-Hung đã được phân tích thành hai đối tượng là Đế quốc Áo và Vương quốc Hung; tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đầu tiên vì hai chủ thể này vẫn còn là những chủ thể phức tạp được cấu thành từ vô số các yếu tố khác.''{{Sfn|Kenny|2006|p=367}}'' Wittgenstein tin rằng, nếu ta tiếp tục quá trình phân tích như trên, cuối cùng ta sẽ có được một dãy gồm toàn các đối tượng đơn giản, mối quan hệ giữa các đối tượng này sẽ phản ánh, có thể chính xác hoặc không chính xác, mối quan hệ của những đối tượng này trong thế giới. Những mệnh đề không thể phân tích được thành những yếu tố đơn giản giống như vậy sẽ là những mệnh đề giả và do vậy vô nghĩa (Wittgenstein cho rằng hầu hết các tuyên bố về tôn giáo, đạo đức và triết học thuộc về loại mệnh đề giả này).''{{Sfn|Kenny|2006|p=368}}'' Với cuốn sách của mình, Wittgenstein tuyên bố đã giải quyết xong tất cả các vấn đề triết học và ông từ bỏ  môn học này.''{{Sfn|Kenny|2006|p=368}}''
 
Wittgenstein dành một số năm làm nghề chăm sóc vườn và giảng dạy tại những ngôi trường xa xôi trước khi quay lại với triết học vào những thập niên 30. Ông trở thành giáo sư triết tại [[Trinity|đại học Trinity, Oxford]]. Thứ triết học ông dạy lúc bấy giờ rất khác với loại triết học trong ''Chuyên luận'' và không được in thành văn bản. Sau khi ông qua đời, những bài viết của ông được tổng hợp thành cuốn ''Những tìm sâu triết học''.''{{Sfn|Kenny|2006|p=370}}''
 
Vào giai đoạn này, Wittgenstein gạt bỏ tư tưởng khi cho rằng yếu tố tối hậu của ngôn ngữ là các đối tượng đơn giản; hệ thống logic ông xây dựng cũng được tháo dỡ.''{{Sfn|Kenny|2006|p=371}}'' Cũng giống như ở thời kỳ trước, Wittgenstein tin rằng các ngữ pháp bề mặt ẩn giấu bản chất thực sự của ngôn ngữ; nhưng ở thời kỳ này, thứ được ẩn giấu không phải là các cấu trúc logic phức tạp mà lại là sự đa dạng trong cách mà ngôn ngữ được sử dụng trong các hoạt động hàng ngày.''{{Sfn|Kenny|2006|p=372}}'' Ngôn ngữ gắn liền với thế giới theo vô số cách khác nhau, và ông đặt ra khái niệm “trò chơi câu chữ” (''language-game'') để mô tả điều này. Wittgenstein đưa ra vài ví dụ về “trò chơi câu chữ” như: đưa ra mệnh lệnh, mô tả hình dáng của vật thể, bộc lộ cảm xúc, đưa ra các số đo, xây dựng vật thể từ những mô tả, báo cáo lại một sự kiện, phỏng đoán về một sự kiện, bịa chuyện, diễn kịch, giải câu đố, nói đùa, đặt câu hỏi, nguyền rủa, chúc mừng và cầu nguyện. Sẽ là bất khả thi để chỉ ra một đặc điểm cốt yếu trong tất cả những trò chơi này, thay vào đó, những “trò chơi” này giống nhau theo cách mà các thành viên trong một gia đình giống nhau: họ có thể có nhiều nét tương đồng với nhau nhưng trông vẫn cực kỳ đa dạng.''{{Sfn|Kenny|2006|p=372}}'' Ngôn ngữ cũng giống như vậy, có lẽ chúng không chỉ là những mệnh đề logic mà chứa đựng vô số điều kỳ thú và hơn cả, bí ẩn.''{{Sfn|Buckingham|2019|p=251}}''
 
== Xem thêm ==