Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương quốc Bột Hải”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n hình cánh dơi?
Đã cứu 1 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.8
Dòng 111:
 
===Bành trướng và quan hệ đối ngoại===
Vua thứ hai của Bột Hải, [[Vũ Vương của Bột Hải|Vũ Vương]] (719-737), cảm thấy [[quốc gia|đất nước]] của mình bị bao vây bởi các thế lực của nhà [[Đường]], [[Tân La]] và tộc người [[Hắc Thủy Mạt Hạt]] ở khu vực [[Hắc Long Giang]]; ông đã tấn công nhà Đường bằng thủy quân và đã giết chết một quan [[thái thú]] nhà Đường ở [[bán đảo]] [[Sơn Đông]].<ref>''[[Zizhi Tongjian]]'', [[:zh:s:資治通鑑/卷213|vol. 213]].</ref> Tuy nhiên sau đó hai nước đã ký hòa ước, với điều kiện Bột Hải phải cống nạp cho nhà Đường. Vị vua sau này là [[Văn Vương]] cũng sai sứ tới thiết lập quan hệ [[ngoại giao]] với [[Nhật Bản]] hòng gây sức ép với địch thủ Tân La ở mặt Nam. Bột Hải và [[Nhật Bản]] giữ vững quan hệ này trong suốt thời kỳ tồn tại của Bột Hải; và ta cũng thấy là trong cả giai đoạn này, Bột Hải sai sứ giả sang [[Nhật Bản]] cả thảy 34 lần, trong khi Nhật Bản chỉ sai sứ giả sang có 13 lần.<ref>[http://english.historyfoundation.or.kr/his/acij.asp?pgcode=040201 9 Balhae and Japan] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20150626104047/http://english.historyfoundation.or.kr/his/acij.asp?pgcode=040201 |date=2015-06-26 }} Northeast Asian History Foundation</ref> Và vì nằm liền kề nhiều thế lực hùng mạnh khác nhau, có thể xem Bột Hải như một cái đệm giữa các thế lực trong vùng.
 
Vua thứ ba của Bột Hải là [[Văn Vương của Bột Hải|Văn Vương]] (737-793) mở rộng lãnh thổ của Bột Hải đến lưu vực Hắc Long Giang ở phía Bắc và khu vực phía [[Bắc]] của [[bán đảo Liêu Đông]] ở phía Nam. Trong thời kỳ trị vì của ông, Tân La đạo (''Sillado''), con đường giao thương buôn bán giữa Cao Câu Ly với Tân La đã được thiết lập. Trong thời kỳ trị vì của mình, Văn Vương đã dời đô vài lần. Năm 755, ông lập ra thành phố [[Danh sách các tỉnh của Bột Hải|Thượng Kinh]], một trong những kinh đô của Bột Hải, tọa lạc tại khu vực gần [[hồ Kính Bạc]] ở Nam phần của [[hắc Long Giang|tỉnh Hắc Long Giang]] ngày nay. Ông cũng ổn định và tăng cường sức mạnh của triều đình Bột Hải, tăng cường sự khống chế của triều đình trên nhiều dân tộc cùng sống chung trong vương quốc - đang được tạm thời mở rộng. Ông cũng là người lập ra '''Trụ Tử Giám''' (胄子監, 주자감, ''chuchakam''), học viện quốc gia của Bột Hải dựa trên [[Quốc tử giám]] của nhà Đường. Mặc dù nhà Đường chỉ công nhận ông là Vương, Văn Vương vẫn tự xưng mình là Hoàng đế, là Thiên tôn (天孫, 천손, ''Ch'ǒnson''), con cháu của Trời.<ref>[http://www.seelotus.com/gojeon/gojeon/hanmun/ya-cheong-do.htm 야청도의성(夜聽도衣聲)]</ref>