Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ấn Độ giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rendof (thảo luận | đóng góp)
Rendof (thảo luận | đóng góp)
Dòng 42:
Bốn bộ Phệ-đà (Tứ Phệ-đà 四吠陀) là những tác phẩm tôn giáo và thi ca sớm nhất của gia đình [[hệ ngôn ngữ Ấn-Âu]]. Trong bốn bộ này, ''[[Lê-câu-phệ-đà]]'' (zh. 棃俱吠陀, sa. ''ṛgveda'') giữ một vai trò đặc biệt, bao gồm mười [[mạn-đà-la]] (sa. ''maṇḍala'') với 1028 bài tán tụng (vì vậy cũng được dịch nghĩa là ''Tán tụng minh luận'' 讚誦明論). ''Lê-câu-phệ-đà'' được xem là nguồn văn bản cổ nhất ghi lại các khái niệm thượng đế và thần thoại của những người Nhã-lợi-an Phệ-đà. Công trình biên tập Lê-câu-phệ-đà có lẽ được kết thúc vào khoảng 1000 TCN. Bốn bộ Phệ-đà cùng với các bộ [[Phạm thư]] (zh. 梵書, sa. ''brāhmaṇa'', có nội dung chỉ rõ nghi thức tụng niệm, làm lễ), ''[[Sâm lâm thư]]'' (zh. 森林書, sa. ''āraṇyaka'', có nội dung phỏng đoán về những vấn đề siêu hình), cũng như ''[[Áo nghĩa thư]]'' (zh. 奧義書, sa. ''upaniṣad'') được xem là những văn bản [[Thiên khải]] (zh. 天啓, sa. ''śruti''), tức là được "trời khai mở cho thấy". Chúng đã gây ảnh hưởng rất lớn đến các nhánh tôn giáo sau này tại Ấn Độ. Người Ấn Độ thời Phệ-đà cầu mong các thần thánh ban cho nhiều con, sức khoẻ, phồn vinh, thắng kẻ thù, một cuộc sống trăm năm cũng như sự thứ lỗi cho những lần vi phạm quy luật vũ trụ hoặc "chân lý" (sa. ''ṛta''), và sau khi chết được lên thiên đường (sa. ''svarga''), trú xứ của Đế Thích (sa. ''indra'', Nhân-đà-la) và chư thiên khác. Trách nhiệm của những người sùng tín là: 1. nghiên cứu kinh điển, giữ đúng lễ nghi tế tự, 2. tế tự chư thiên và tổ tiên và 3. nuôi dưỡng con trai để có thể giữ truyền thống cúng tế lâu dài.
 
==== "Bà-la-môn giáo" và những bước phát triển mới ====
Sự phát triển của tôn giáo Phệ-đà theo hướng nhấn mạnh sự thanh tịnh trong khi thực hiện tế lễ thần thánh đã mang lại một sự chuyên hoá trong giới Bà-la-môn trong thời đoạn 1000-500 TCN. Nó cũng đồng thời loại những người ở cấp dưới, phần lớn là không thuộc nhóm Nhã-lợi-an, thuộc cấp nô lệ (zh. 奴隸, sa. ''śūdra'', cũng gọi là Thủ-đà-la 首陀羅), ra khỏi việc thực hành tế lễ cũng như nghiên cứu Phệ-đà. Trong tay của các Bà-la-môn, bộ môn tế lễ đã trở thành một khoa học xử lý mối tương quan giữa năng lực hữu hiệu trong quá trình tế lễ và quy luật vũ trụ. Những mối tương quan giữa đại vũ trụ và vi quan vũ trụ, giữa [[chân ngôn]] với năng lực đi kèm và đối tượng được chân ngôn chỉ đến cũng như giữa hành vi tế lễ và sự việc xảy ra trong tương lai, tất cả đã dẫn đến một quan niệm bao gồm thế gian và sự tế lễ mà trong đó, người ta không cần thần thánh nữa. Thời đoạn này của Phệ-đà giáo cũng được gọi là '''Bà-la-môn giáo'''.