Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiếng Anh tại Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan
n Đã lùi lại sửa đổi của 2402:800:6273:5175:C40:E889:D2BB:A41E (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của AlphamaBot2
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 2:
 
Theo nhận định chung, việc dạy và học tiếng Anh chính quy tại Việt Nam hiện vẫn đang chú trọng nhiều vào [[ngữ pháp]] và [[từ vựng]] nhưng ít thực hành. Do đó, nhiều học viên có thể rất hiểu các quy tắc ngữ pháp và có kỹ năng đọc, viết tốt, nhưng lại không thể giao tiếp bằng tiếng Anh trong đời sống được vì kỹ năng nghe và nói kém.<ref>[https://vnexpress.net/giao-duc/khi-hoc-tieng-anh-hoc-sinh-vn-chi-chu-trong-ngu-phap-2067540.html Khi học tiếng Anh, học sinh VN chỉ chú trọng ngữ pháp]</ref>. Ngược lại, trong tầng lớp sử dụng tiếng Anh không chính quy, đặc biệt là giới giao thương nhỏ lẻ, người ta có thể nói tiếng Anh rất tự tin và trôi chảy, nhưng thường sai về mặt ngữ pháp, cấu trúc câu và kể cả viết và phát âm, và thường được gọi là loại tiếng Anh bồi [[Vietlish]].
==Chú thích==
{{tham khảo}}{{sơ khai}}
 
{{sơ khai}}
Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi mọi nơi, từ đời sống hằng ngày như giao tiếp, phim ảnh, âm nhạc… đến kinh doanh quốc tế, các hội nghị, tổ chức đều sử dụng tiếng Anh để trao đổi, giao tiếp. Theo xu thế toàn cầu hóa, để trở thành một công dân toàn cầu thì không thể không thành thạo tiếng Anh.
 
Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của tiếng anh như một ngôn ngữ quôc tế nên cũng đã và đang đẩy mạnh, khuyến khích người dân học tiếng Anh. Cụ thể trong chương trình học các cấp đều có môn Anh văn là môn học chính. Những người học tiếng Anh nhiều có lẽ phải nói đến giới trẻ, vốn chiêm tỷ lệ cao trong mức dân số hiện tại.
 
Vì thế, có rất nhiều chương trình học tiếng Anh miễn phí ra đời, hàng trăm cơ sở đào tạo tiếng Anh thi nhau mọc lên để đáp ứng nhu cầu vô cùng lớn này. Người người đều học, nhà nhà đều luyện nhưng có bao giờ bạn đã thử dừng lại và xem trình độ tiếng Anh của Việt Nam như thế nào so với thế giới chưa?
 
Trong xếp hạng tiếng Anh EPI (English Proficiency Index) của 70 nước mà tiếng Anh không phải ngôn ngữ mẹ đẻ thì Việt Nam những năm gần đây thứ hạng được ổn định và ngày càng gia tăng. Khảo sát năm 2015, nước ta thuộc nhóm trung bình với mức điểm đánh giá là 53.81/100.
 
Tức xếp thứ 29 trong bảng xếp hạng, và đặc biệt xét trong khu vực châu Á, Việt Nam đứng thứ 5 sau Singapore, Malaysia, Ấn Độ và Hàn Quốc. Đứng đầu các bảng xếp hạng này vẫn là các nước châu Âu như Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch, Nauy và Phần Lan - các nước nổi tiếng giỏi tiếng Anh.
 
Khi công bố bảng xếp hạng, chúng ta không khỏi tự hào về trình độ tiếng Anh của Việt Nam đã phát triển lên rất nhiều, được thế giới công nhận và khẳng định được vị trí của mình. Nhưng điều này là tất yếu, khi theo thống kê thì Việt Nam luôn nằm trong top các nước đăng kí các khóa học tiếng Anh miễn phí nhiều nhất. Người Việt Nam ngày càng ý thức được tầm quan trọng của tiếng Anh và luôn say mê, kiên trì học để thành thạo ngoại ngữ này.
 
Với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam, các địa điểm du lịch nên tiếng Anh được phổ cập vô cùng nhanh chóng. Ở môi trường làm việc, các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều nên các công ty có vốn đầu tư nước ngoài FDI luôn yêu cầu nhân sự đầu vào phải thành thạo tiếng Anh.
 
Sự cải thiện và phát triển trình độ giao tiếp tiếng Anh tập trung nhiều nhất là thế hệ trẻ ngày nay. Các trường đại học đã có các chương trình học hoàn toàn bằng tiếng Anh với giáo trình biên soạn từ các đại học lớn trên thế giới. Những câu lạc bộ tiếng Anh, các cuộc thi tiếng Anh và website học tiếng anh nở ra rầm rộ nhằm tăng ý thức học và vận dụng tiếng Anh trong đời sống. Trung tâm ngoại ngữ thì thôi nhiều không kể hết, còn nếu không có điều kiện thì hàng tá các chương trình [https://talkfirst.vn/tu-hoc-tieng-anh/ tự học tiếng Anh miễn phí] phủ đầy trên internet.
 
Nhìn chung trình độ tiếng Anh của Việt Nam đã cải thiện nhiều nhưng vẫn còn rất thua kém so với nhiều nước trong khu vực. Nhưng Việt Nam được lợi thế là hệ chữ tiếng Việt cũng là hệ Latin nên việc học có phần dễ dàng hơn so với các nước sử dụng hệ chữ tượng hình. Nếu cải cách được nền giáo dục, phương pháp học đúng đắn, ngày mà toàn dân sử dụng được tiếng Anh thành thạo sẽ không còn xa.
 
==Chú thích==
{{tham khảo}}{{sơ khai}}
 
[[Thể loại:Tiếng Anh theo quốc gia|V]]