Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kiến trúc cổ Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 139:
 
== Kiến trúc vườn cảnh ==
Vườn cảnh là nghệ thuật tạo hình mô phỏng thiên nhiên trong một không gian giới hạn, làm nền tạo cảnh tôn cao giá trị công trình chính hoặc quần thể công trình. Vườn cảnh của Việt Nam chịu ảnh hưởng của vườn cảnh Á Đông, có nhiều nét tương tự vườn cảnh [[Trung Quốc]] và [[Nhật Bản]], thường gồm 3 thành phần: mặt nước, cây xanh và đá núi nhỏ. Vườn cảnh Việt Nam không nổi tiếng như vườn Nhật, vườn Trung Hoa do không có những nét đặc trưng rõ ràng và khuôn mẫu cụ thể cũng như độ phổ biến rộng rãi ra ngoài khu vực. Các vườn cảnh ở Việt Nam, nhất là những khu vườn lớn, cổ thường mang những nét tương đồng với vườn Trung Hoa như [[hòn non bộ]], [[thủy đình]], các lầu hóng gió, ngắm trăng, các hồ nước được trồng viền liễu rủ.
 
Vườn Việt Nam thường là sự thể hiện lại nét tự nhiên của thiên nhiên mộc mạc, ở Việt Nam vườn cảnh thường được Việt hóa để tạo nên nét riêng và phù hợp với điều kiện thời tiết, đất đai và văn hóa, lịch sử (Việt Nam là nước vùng [[nhiệt đới]]) từ đó khiến vườn Việt Nam có những đặc điểm riêng; ví dụ ở vườn Việt Nam, những yếu tố như nét dân dã và mộc mạc và bản sắc dân tộc luôn được đề cao, coi trọng và thể hiện{{cần dẫn chứng}}. Đó là những nét rất gần gũi với cuộc sống thường nhật ở thôn quê Việt Nam như: cây đa bến nước, cây khế bờ ao, lũy tre, hàng rào chè tàu hay dâm bụt, cây cau vương vít bụi trầu, giếng khơi, lu nước với chiếc gáo dừa được tra chiếc cán tre xinh xắn.
Vườn cảnh Việt Nam không nổi tiếng như vườn Nhật, vườn Trung Hoa do không có những nét đặc trưng rõ ràng và khuôn mẫu cụ thể cũng như độ phổ biến rộng rãi ra ngoài khu vực. Các vườn cảnh ở Việt Nam, nhất là những khu vườn lớn, cổ thường mang những nét tương đồng với vườn Trung Hoa như [[hòn non bộ]], [[thủy đình]], các lầu hóng gió, ngắm trăng, các hồ nước được trồng viền liễu rủ...
 
Vườn Việt Nam thường là sự thể hiện lại nét tự nhiên của thiên nhiên mộc mạc, ở Việt Nam vườn cảnh thường được Việt hóa để tạo nên nét riêng và phù hợp với điều kiện thời tiết, đất đai và văn hóa, lịch sử (Việt Nam là nước vùng [[nhiệt đới]])... từ đó khiến vườn Việt Nam có những đặc điểm riêng; ví dụ ở vườn Việt Nam, những yếu tố như nét dân dã và mộc mạc và bản sắc dân tộc luôn được đề cao, coi trọng và thể hiện{{cần dẫn chứng}}. Đó là những nét rất gần gũi với cuộc sống thường nhật ở thôn quê Việt Nam như: cây đa bến nước, cây khế bờ ao, lũy tre, hàng rào chè tàu hay dâm bụt, cây cau vương vít bụi trầu, giếng khơi, lu nước với chiếc gáo dừa được tra chiếc cán tre xinh xắn... Đặc biệt, trong vườn cảnh Việt Nam ở mỗi miền lại thường có những ngôi nhà mang đậm nét đặc trưng như: nhà ba gian, hai chái ở những vườn cảnh ở Bắc bộ; nhà rường trong những nhà vườn Huế; hoặc được làm đẹp bằng những kiểu nhà sàn của dân tộc thiểu số vùng cao. Ở Nam bộ trong vườn thường có thêm những cây [[cầu khỉ]] bằng tre vắt vẻo qua các mương nước như thách thức du khách đến chơi vườn.. Chính vì những nét riêng này mà ở Việt Nam có nhà vườn Huế rất đặc biệt, được nhiều người biết đến.
 
Chính vì những nét riêng này mà ở Việt Nam có nhà vườn Huế rất đặc biệt, được nhiều người biết đến, công nhận về tính đặc hữu{{cần dẫn chứng}}.
 
=== Các vườn đẹp ở Việt Nam ===
Ở Việt Nam có các khu vườn cảnh cổ đẹp, đáng chú ý như các khu nhà vườn Huế, các vườn cảnh cổ ở các lăng mộ vua chúa, Tử cấm thành các triều đại vua chúa phong kiến, vườn trong các đình, chùa cổ...
 
=== Trong nhà ở ===
Trong ngôi nhà cổ truyền của Việt Nam thường có một bộ phận không thể thiếu được là mảnh vườn. Đây là nơi tăng gia và cũng có thể là nơi cải thiện môi trường sống, tạo không gian thoáng đãng cho ngôi nhà. Đặc biệt, nhà - vườn ở [[Huế]] đã trở thành một nét đặc sắc của [[miền Trung]] [[Việt Nam]]. Trong khuôn viên nhà vườn Huế có nhiều loại cây hoa màu sắc phong phú, cây cảnh tạo dáng thẩm mỹ, cây bóng mát bốn mùa, cây ăn quả mùa nào thức nấy cùng với [[hòn non bộ]], bể cá vàng, chuồng chim cảnh... khiến cho khuôn viên nhà vườn Huế là một không gian sinh động thu nhỏ, vừa có lợi ích kinh tế, vừa có hiệu quả thẩm mỹ nghệ thuật.
 
=== Trong công trình tôn giáo tín ngưỡng ===
Hàng 159 ⟶ 157:
=== Trong triều đình ===
Vườn thượng uyển là vườn cảnh dành riêng cho nhà vua và hoàng gia cùng quan lại cao cấp trong triều đình phong kiến thưởng thức và du ngoạn. Cố đô Huế của triều [[nhà Nguyễn]] còn để lại những khu vườn cảnh có giá trị như: vườn Ngự uyển trong [[Tử Cấm thành (Huế)|Tử Cấm Thành Huế]], vườn Cơ hạ trong [[Hoàng thành Huế]], vườn Tĩnh tâm, Dã viên nơi nuôi dã thú trong một khu vườn trên cồn cát gữa sông Hương nơi được ví như hữu Bạch hổ ở phía Tây thành phố Huế.
 
=== Vườn Lăng tẩm ===