Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sông Gianh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 25:
Sông Gianh và [[Đèo Ngang]] là biểu trưng địa lý của tỉnh Quảng Bình. Phần thượng lưu sông Gianh có tên là '''Rào Nậy''' với những đặc điểm địa vật lý và địa chất dị thường của Rào Nậy - Hoành Sơn, một nhánh khác là [[Sông Son|Rào Son]] có [[vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng|động Phong Nha]] (vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, di sản thiên nhiên thế giới). Cửa sông có cảng biển gọi là [[Cảng Gianh]].
 
Trong lịch sử, sông Gianh được gọi theo [[tên chữ (địa danh)|tên chữ]] là '''Linh Giang''' (chữ Hán: {{Tích tự|𤅷|trái 氵 phải 靈}}江). Nếu Đèo Ngang là ranh giới thời Đại Cồ Việt và Chiêm Thành sau khi người Việt giành được độc lập từ 939 đến năm 1069, thì sông Gianh là ranh giới thời [[Trịnh-Nguyễn phân tranh]] giữa [[Đàng Trong]] và [[Đàng Ngoài]] (1570-1786) với xung đột vũ trang gần nửa thế kỷ (1627-1672). Chiến trường chính là miền Bố Chính (Quảng Bình). Đèo Ngang gắn với huyền thoại "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" của [[Trạng Trình [[Nguyễn Bỉnh Khiêm]]. Năm 1558, [[Nguyễn Hoàng]], một danh tướng thời [[Nhànhà Lê trung hưng|Lê Trung Hưng]], con thứ của [[Nguyễn Kim]], sợ bị [[Trịnh Kiểm]] mưu hại, đã xin vào trấn thủ [[Thuận Hóa|Thuận Hoá]], mở đầu [[nhà Nguyễn]] sau này.
 
Trong cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn, quân Trịnh án ngữ ở đèo Ngang, nhưng thực sự ranh giới chia cắt Bắc - Nam của Việt Nam là sông Gianh từ năm 1600 đến 1788. Bờ bắc sông có [[chợ Ba Đồn]] là nơi quân Trịnh mua đồ ăn uống và trao đổi hàng hóa. Bờ nam sông có một số thành lũy chắc chắn do [[Đào Duy Từ]] tổ chức xây đắp, luỹlũy Thầy dài 18 km, luỹlũy Trường Dục dài 10 km. Di tích [[Lũy Thầy]], [[Quảng Bình quan]], [[thành quách của thời Trịnh Nguyễn]] nay vẫn còn.
 
==Xem thêm==