Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trùng Quang Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 65:
 
==Lên ngôi==
Ngày [[17 tháng 3]] âm lịch năm [[1409]], Trần Quý Khoáng lên ngôi [[Hoàng đế]] ở Chi La, nay thuộc huyện Đức Thọ, [[Hà Tĩnh]]. Tân hoàng đế đặt niên hiệu '''Trùng Quang''' (重光), phong [[Nguyễn Súy]] làm Thái phó, [[Nguyễn Cảnh Dị]] làm Thái bảo, [[Đặng Dung]] làm Đồng bình chương sự, Nguyễn Chương làm Tư mã.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|pp=315-316}} Bấy giờ [[Giản Định Đế|Giản Định]] đang đóng giữ thành Ngự Thiên; Trùng Quang sai Nguyễn Súy đem quân đánh úp, bắt được Giản Định. Ngày [[7 tháng 4]] âm lịch cùng năm, [[Hưng Khánh thái hậu]] (mẹ của Giản Định Đế) liên kết với Hành khiển Lê Triệt và Lê Nguyên Đỉnh dấy quân ở [[Hát Giang]], định đánh úp vua Trùng Quang. Người [[Nghệ An]] là Nguyễn Trạo phát giác báo cho Trùng Quang Đế. Nhà vua giết Triệt và Đỉnh nhưng tha hết quân của họ.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|pp=315-316}} Đối chiếu sự kiện này với việc Giản Định giết 2 tôn thất theo Minh là Trần Nhật Chiêu, Trần Thúc Giao cùng hơn 500 thuộc hạ ở [[Diễn Châu]], [[Nghệ An]] ([[1407]]), sử thần đời Lê [[Ngô Sĩ Liên]] cho rằng vua Trùng Quang có phẩm chất lãnh đạo tốt hơn Giản Định:{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=313}}
:''"Thiên hạ đại loạn, nhân dân [[Nghệ An]], [[Diễn Châu]] biết ai là chân chúa. Thúc Dao là con người tôn thất, Nhật Chiêu là tướng quân cũ, nhận quan tước của [[nhà Minh]], giữ đất, trị dân, dân không theo có được không? Giết Thúc Dao và Nhật Chiêu là phải, còn bọn thuộc hạ nên vỗ về mà dùng, thì chúng không cảm kích ơn đức đó hay sao? Thế là lại giết nhiều như vậy, sao gọi là quân nhân nghĩa được? Xem như Lê Tiệt và Lê Nguyên Đỉnh nhầm họp quân ở Hát Giang, mưu đánh úp Trùng Quang Đế, mà Trùng Quang Đế chỉ giết có Tiệt và Nguyên Đỉnh thôi, còn đều tha cả, so với [[Giản Định Đế]] thì đằng nào hơn?"''