Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quỷ Xương Cuồng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 13:
 
== Nhận định ==
Trong bài nghiên cứu "''Cọp, từ Mộc tinh đến ông Ba Mươi''" của tác giả Đặng Tiến viết năm 2010, đã chỉ ra Xương Cuồng được nhắc trong truyện Mộc tinh chính là thần Hổ, cũng là Ông Ba Mươi theo dân gian thường gọi. Bên cạnh đó, trong tác phẩm kể trên có giải thích ý nghĩa của tên gọi “Xương Cuồng”. Xương Cuồng có nghĩa là hành động một cách bạo ngược, tàn ác, không thể trấn áp được. Có thể suy ra, Xương Cuồng vốn dĩ không phải một tên gọi, mà là tính chất. Phạm Đình Hổ từng viết về thần Hổ trong tác phẩm Vũ trung tuỳ bút:<blockquote>“Làng “''Làng Ngọc Cục ở huyện ta, khi xưa truyền rằng vẫn thờ yêu hổ phải bắt người làm việc hy sinh để cúng (…) Đó cũng như cái tục Nhâm Ngao tế thần Xương Cuồng vậy. Từ năm Canh Thân 1800 trở về sau thói ấy mới bỏ''.”</blockquote>
Từ nhận định thần Xương Cuồng là thần Hổ, cho thấy:
* Trong Huyền học (Kỳ môn độn giáp) có vị hung thần là ''Bạch Hổ Xương Cuồng'' (白虎猖狂) có nghĩa là hổ trắng gầm rú.
* Còn có câu: “''Xương kì nhất ngộ hổ sinh phong''” (昌期一遇虎生風/Đề kiếm 題劍) có nghĩa là "''Khi gặp đời thịnh thì hổ sinh ra gió''".
* Trong một số tín ngưỡng dân gian, loài hổ được xem như hoá thân thành tinh của cây cổ thụ to lớn nhất của khu rừng – nơi loài hổ thường chọn để rình bắt mồi. Là loài thú uy dũng, mạnh mẽ, mà được xưng tụng là “[[Chúa sơn lâm]]”.
* Vì sao gọi con hổ là Ông Ba Mươi và cúng thần Xương Cuồng vào ngày Ba mươi tháng Chạp? Trong thập nhị địa chi, chi thứ ba là chi Dần (Tý, Sửu, Dần). Chi Dần là con Hổ. Trong thập can, số 10 là số Kỷ-còn gọi là Cả hay Kỵ. Vậy, ngày Ba Mươi nghĩa là Kỵ Dần–ngày cúng Hổ.
Hàng 26 ⟶ 27:
Vị pháp sư diệt thần Xương Cuồng được nhắc đến trong đoạn trích trên tên là Vân Du, trong Lĩnh Nam chích quái gọi tên Văn Du Tường. Pháp sư Văn Du Tường chính là Dương Không Lộ. Dương là Tường, Vân Du có nghĩa tương đương với Không Lộ. Đoàn tạp kỹ của pháp sư Không Lộ gồm bốn người, với tên gọi theo các tiết mục mà họ trình diễn (cưỡi, sào, câu, vỗ tay). Trong Lĩnh Nam chích quái thì những người này tên là Thượng Kỵ, Thượng Can, Thượng Hiểm, Thượng Đát, Thượng Toái, Thượng Câu, diễn các trò nhảy, lăn, phi, vỗ tay, hò hét… Vết tích của sáu vị này là các Thánh Tượng đầu gỗ của trò rối Ôi Lỗi, còn được lưu diễn đến ngày nay tại các di tích thờ Không Lộ thiền sư.
 
Nay với nhận định thần Xương Cuồng là thần Hổ thì có thể thấy việc Không Lộ thiền sư chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông hóa hổ chính là thành tích diệt thần Xương Cuồng của vị đại pháp sư này. Nhận định này thêm một lần nữa xác định người được cho rằng đã diệt thần Xương Cuồng thời Đinh – Lý chínhĐinh–Lý là Không Lộ thiền sư. Ngoài ra, theo bài: ''Cọp, từ Mộc tinh đến Ông Ba mươi'' thì Lĩnh Nam Chích Quái thuật chuyện Nhâm Ngao bị thần Xương Cuồng tức giận vật chết. So với chính sử, Đại Việt sử ký Toàn Thư, phần ngoại kỷ, kỷ nhà Thục, kể rằng Nhâm Ngao - tướng nhà Tần - cùng với Triệu Đà đem quân tấn công nước Âu Lạc của An Dương Vương. Năm 210 trước Tây Lịch, Triệu Đà xâm lấn bằng đường bộ, bị thua. Nhâm Ngao đem thủy quân đóng ở sông Tiểu Giang, tức sông Thiên Đức, hai năm sau bệnh nặng, giao quyền lại cho Triệu Đà và khuyên Đà tự lập, rồi chết. Lời lẽ khác nhau, nhưng đều hướng đến một ý giống nhau, chính do bàn tay của Thổ thần, của đất Nam, của Vạn Quỷ chi Vương, chính là Quỷ Thánh Xương Cuồng.
 
== Vua Lý hóa hổ==