Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rendof (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Đã bị lùi lại
Rendof (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan
Dòng 11:
 
==Đặc điểm của triết học Việt Nam==
Nhiều người cho rằng dân tộc Việt Nam có tính thực dụng cao, chỉ biết tiếp thu, chế biến các hệ thống tư tưởng, tôn giáo cho phù hợp với mình chứ "''Không có sáng tạo, chỉ có vay mượn; chỉ có áp dụng, chỉ có thích nghi. Đó là sự thật của lịch sử tư tưởng chính thống Đại Việt''". Tư tưởng triết học Việt Nam là bản sao chép rời rạc mang tính [[giáo điều]] thiếu sáng tạo, là sự thu nhỏ của triết học Ấn Độ và Trung Quốc. Các học thuyết triết học được du nhập vào Việt Nam đều bị giản lược hóa và biến thành giáo điều. Ngay cả tín ngưỡng, tâm linh của người Việt cũng không sâu, thiên về sùng bái, thờ cúng, cầu xin cho bản thân hơn là thiên về giáo lý. Điều này do người Việt học hỏi nhanh nhưng hiểu biết không sâu sắc, thiếu hệ thống, không mấy ai có trí tuệ lỗi lạc phi thường, hiếm có những người xem học thuật là sự nghiệp cả đời. Người Việt có nhiều khả năng nghệ thuật hơn khoa học; nhiều trực giác hơn lý luận; tư duy thiếu chiều sâu, thiếu hệ thống; óc sáng tạo ít, nhưng bắt chước, thích ứng, dung hòa thì tài... Tư duy người Việt không có ưu thế về phân tích, tổng hợp, thực nghiệm khoa học, quy nạp, suy luận logic, trừu tượng hóa mà thiên về kinh nghiệm cá nhân, trực giác, cảm tính.
 
Người Việt không tự nghĩ ra được triết thuyết nào mà chỉ tiếp thu các học thuyết triết học từ bên ngoài nhưng lại không có hiểu biết sâu sắc, nói một đằng làm một nẻo và dễ dàng vứt bỏ chúng khi thời cuộc thay đổi. [[Vũ Trọng Phụng]] nhận xét về sự du nhập tư tưởng của người Việt "''Tôi tin rằng đất Đại Cồ Việt ta là cái đất cằn cỗi, những lý thuyết và tư tưởng đâu đâu, tốt đẹp thế nào mặc lòng cũng cứ đến đây là thành thối nát. Tôi không tin dân An Nam ta lại có nổi một điều tín ngưỡng nào, một quan điểm chắc chắn gì''<ref>Từ lý thuyết tới thực hành, Vũ Trọng Phụng, Tao Đàn, 1939</ref>". Các văn bản còn lưu giữ được đến ngày nay cho thấy người Việt đã không có nỗ lực nào để hiểu sâu sắc bản chất của những gì họ thấy hay đặt vấn đề những gì họ thấy có phản ánh đúng bản chất của đối tượng hay không. Tư duy của người Việt hoàn toàn xa lạ với [[siêu hình học]]. [[Đào Duy Anh]] nhận xét về người Việt "''Về tính chất tinh thần, thì người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay thấy ít người có trí tuệ lỗi lạc phi thường. Sức ký ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lý. Phần nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phù hoa hơn là thực học, thích thành sáo và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. Não tưởng tượng thường bị não thực tiễn hoãn bớt, cho nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng mà phán đoán thường có vẻ thiết thực''<ref>Việt Nam văn hóa sử cương, Đào Duy Anh, 1938</ref>". Điều này có thể do Việt Nam chưa bao giờ là xứ sở giàu có nên người ta xem trọng những nhu cầu vật chất hơn tinh thần. [[Thạch Lam]] nhận xét "''Chúng ta có cái đời sống bên trong rất nghèo nàn và rất bạc nhược... Chúng ta đổi lòng tín ngưỡng sâu xa ra một tín ngưỡng thiển cận và nông nổi, giữ cái vươn cao về đạo giáo của tâm hồn xuống mực thước sự săn sóc nhỏ bé về ấm no''<ref>Theo dòng, Thạch Lam, 1941</ref>".