Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thổ công”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 12:
===Ông Địa của người Việt===
[[Tập tin:Suối Tiên năm 2012, tượng ông Địa tựa lưng cọp (hổ) vàng.jpg|270px|nhỏ|phải|Tượng ông Địa tựa lưng cọp vàng ở Khu du lịch Suối Tiên]]
Riêng người Việt thì coi Ông Địa như một vị thần hể hả, bình dân, mập mạp, [[bụng]] phệ. Ông Địa ăn mặc xuề xòa, có khi ở trần, tay cầm [[quạt tay|quạt]] lá, tướng tốt vì lúc nào cũng vui cười hể hả. Vị thần này dễ tính nên khấn vái không cầu kỳ, chỉ nải [[chuối]] cũng đủ.<ref>[http://thanhnien.vn/van-hoa/vi-sao-ong-dia-luon-cuoi-753534.html "Vì sao Ông Địa luôn cười?"]</ref> Ông Địa của người Việt thường xuất hiện mỗi khi [[múa lân]], coi như một năng lực cân bằng thú tính của con lân hay con [[hổ]], thuần hóa nó thành một con vật mang điềm tốt lành. Có nơi còn nhập Ông Địa và [[Phật Di Lặc]] là một.
 
Phần nhiều tượng ông Địa được điêu khắc cỡi hay ngồi tựa lưng vào cọp vàng. Trong tín ngưỡng dân gian, [[Hổ vàng|cọp vàng]] được chạm khắc hay vẽ ở [[bình phong]] các đình làng với ý nghĩa ''Hoàng hổ'' biểu thị cho [[Hoàng Đế]] là vị thần ở vị trí trung tâm thuộc hành [[Thổ]] trong hệ thống thần ''Ngũ phương''- ''Ngũ Thổ'' nên ông Địa cỡi cọp vàng là một biểu hiện được căn cứ vào thuyết [[Ngũ hành]]. Ông Địa thì đầu chít khăn đầu rìu dắt mối hai bên, tay cầm quạt, cỡi cọp, cái khăn bịt trên đầu và tay cầm quạt là đặc điểm phân biệt tượng Ông Địa và tượng Phật Di Lặc.
 
Ông Địa cỡi cọp là hình tượng bắt nguồn từ lịch sử khẩn hoang vùng đất mới phương Nam của người Việt. CỡiViệc cỡi cọp có ý nghĩa rằng lưu đandân đã phục ngự được loài cọp vốn là vị [[chúa tể sơn lâm]] chuyên quấy phá, để lập nên thôn ấp, ruộng rẫy, xóm làng. Ở khía cạnh lịch sử xen lẫn tín ngưỡng, thì tượng Địa cỡi cọp vàng đơn giản là sự tích hợp tập tục thờ Thần Đất và tập tục thờ Hoàng Hổ [[trấn trạch]], ở phương trung ương của Đạo giáo, hay cọp ở tượng Địa là mô phỏng tượng của thần Trị viên Thái Tuế hay Thần Tài [[Triệu Công Minh]] của người Hoa hoặc kiểu tượng kỵ thú ([[Vahana|Thần thú cưỡi]]) của Phật giáo hay Ấn Độ giáo.
 
=== Thờ cúng ===