Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Rendof (thảo luận | đóng góp)
Dòng 526:
Tuy nhiên, việc tích cực tham gia một số [[Hiệp định thương mại tự do]], đặc biệt [[Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương|CPTPP]], tạo một số cơ hội cho Việt Nam, đặc biệt là đầu tư và xuất khẩu, nhưng cũng tạo ra nhiều sức ép cạnh tranh. Với [[Việt Nam]], truyền thông trong nước cho hay, tham gia&nbsp;CPTPP&nbsp;sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cải tổ mạnh mẽ về thế chế, nâng cao năng lực và trình độ của nền kinh tế, tạo cú hích không chỉ cho tái cơ cấu kinh tế, đầu tư, công nghiệp, mà còn giúp Việt Nam có đã đẩy tới các cải cách về xã hội, thị trường, thậm chí chính trị. Riêng về mặt kinh tế, tham gia CPTPP được cho là cơ hội giúp Việt Nam tăng trưởng và củng cố tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu mạnh mẽ, giảm lệ thuộc vào các quốc gia trong khu vực mà lâu nay Việt Nam được cho là bị thâm hụt mậu dịch, nhập siêu, đặc biệt liên quan tới quan hệ mậu dịch, kinh tế song phương với Trung Quốc, cường quốc thứ hai về kinh tế toàn cầu.<ref>{{Chú thích web|url = http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/10/151008_hangout_tpp_vietnam_impacts|tiêu đề = }}</ref>
 
Việt Nam đã bị bỏ lại quá xa bởi các nước khác trong khu vực, cho dù đã đạt được thành tựu tăng trưởng kinh tế cao trong một thời gian dài, theo tính toán của các chuyên gia quốc tế.<ref>[http://www.baoquangninh.org.vn/?lang=V&func=newsdetail&newsid=31777&CatID=7&MN=7 Báo Quảng Ninh điện tử - Quang Ninh Online<!-- Bot generated title -->]</ref> Giai đoạn 1991-2020, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Việt Nam đạt 7,14% trong khi Hàn Quốc, trong giai đoạn từ 1961 - 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 8%/năm; còn Nhật Bản trong giai đoạn 1955 - 1973 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 9,4%/năm. Giáo sư kinh tế Trần Thọ Đạt cho rằng "''Nhìn chung, so sánh giữa hai nước Hàn Quốc và Malaysia, Việt Nam đang tụt hậu khoảng 30 – 35 năm, với Trung Quốc chúng ta tụt hậu khoảng 20 năm''".<ref>[https://www.vcci.com.vn/khong-thanh-nuoc-cong-nghiep-viet-nam-con-tut-hau-20-nam-so-voi-trung-quoc Không thành nước công nghiệp, Việt Nam còn tụt hậu 20 năm so với Trung Quốc], VCCI, 2/1/2020</ref> Do nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào vốn đầu tư nước ngoài nên [[thu nhập quốc dân]] phản ánh nội lực của Việt Nam luôn thấp hơn mức GDP mà nước này đạt được. Trong những nước có nền kinh tế thị trường và cùng chịu ảnh hưởng của [[Nho giáo]] thì Việt Nam có thu nhập bình quân đầu người và trình độ kinh tế - xã hội thấp nhất. Nền tảng kinh tế - kỹ thuật cũng như chất lượng con người của Việt Nam đều yếu hơn các nước còn lại. Tuy nhiên tâm lý thỏa mãn với những thành tựu đã đạt được trong dân chúng và giới cầm quyền khá phổ biến. Việt Nam thiếu khát vọng, quyết tâm và tầm nhìn để trở thành cường quốc kinh tế như [[Nhật Bản]], [[Hàn Quốc]], [[Trung Quốc]], [[Đài Loan]]. Ông [[Vũ Minh Khương]] cho rằng Trung Quốc tiến rất nhanh vì vậy Việt Nam không thể có sự lựa chọn nào khác là phải tự trỗi dậy để tồn tại. Theo ông "''họ ở ngay bên cạnh mình mà họ làm được mà mình không làm được là tính chính danh của Đảng bị giảm sút. Cho nên chính Đảng cũng phải cải cách để ngang bằng trong một chừng mực nào đó''"<ref>[https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-56682376 Tân Thủ tướng VN nếu đề xuất đúng sẽ được 'ủng hộ ở các cấp cao nhất'], BBC Tiếng Việt, 9 tháng 4 2021</ref>.
====Cơ sở hạ tầng và môi trường đầu tư====
[[Tập tin:Global Competitiveness Index 2008-2009.svg|nhỏ|phải|300px|Việt Nam xếp hạng thấp trong bảng xếp hạng [[Báo cáo cạnh tranh toàn cầu|chỉ số cạnh tranh toàn cầu]] của [[Diễn đàn Kinh tế thế giới]] năm 2008-2009]]