Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rendof (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Đã bị lùi lại
Rendof (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Đã bị lùi lại
Dòng 46:
Hệ thống giáo dục Nho học cũ trở nên không hợp thời. Nhà Nguyễn ban đầu cải cách kỳ thi Hương bằng cách đưa chữ Quốc ngữ vào nội dung thi sau đó bãi bỏ luôn các kỳ thi thuộc hệ thống [[Khoa bảng Việt Nam]] vào năm 1919. Tháng 10 năm 1932, Bộ Học được cải tổ thành Bộ Quốc dân giáo dục do [[Phạm Quỳnh]] làm thượng thư. Việc quản lý giáo dục Sơ học được trao cho triều đình Huế đảm nhiệm. Giáo dục đạo đức, đặc biệt là đạo đức Nho Giáo được chú trọng. Theo Nghị định của Toàn quyền ngày 16 tháng 8 năm 1932, các trường hương thôn nắm quyền tự chủ về ngân sách, tự tuyển chọn giáo viên và chương trình. Ở các bậc học cao hơn (từ Tiểu học trở lên), nhà cầm quyền Pháp vẫn nắm quyền chi phối.<ref name="hoa" />
 
==Thành tựu và hạn chế==
===Thành tựu===
Các quan chức Pháp cho rằng "''Trường học là công cụ hữu hiệu nhất, chắc chắn nhất nằm trong tay kẻ đi chinh phục''". Năm 1945 khi chế độ thuộc địa sụp đổ, có hơn 14.000 trường học, từ trường làng đến trường đại học, và có gần một triệu học sinh<ref>Niên bạ thống kê Đông Dương 1943-1946, Volume 11</ref>. Đông Dương là trường hợp duy nhất trong các xứ thuộc địa có một hệ thống giáo dục hoàn thiện, lên đến bậc đại học dành cho người bản xứ. Uy tín trường Y khoa Đông Dương cũng ngang hàng với Y khoa Paris. Trong thập niên 1920 sỹ số học sinh tăng trưởng trong toàn bộ nền giáo dục. Đầu thập niên 1930, hệ thống giáo dục thuộc địa được hoàn thiện. Chi phí cho giáo dục tăng gấp ba trong 10 năm, từ 1921 đến 1931, và đạt 13 triệu đồng Đông Dương.<ref name="phuong 1"/> Về giáo dục tiểu học, trung bình một tỉnh chỉ có khoảng từ 2 đến 4 trường [[Tiểu học]], mỗi trường có từ trên 100 đến vài trăm học sinh. Các thành phố lớn mới có trường Cao đẳng Tiểu học như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Lạng Sơn (Bắc Kì), Thanh Hóa, Nghệ An (Vinh), Huế, Quy Nhơn (Trung Kỳ), Sài Gòn, Cần Thơ, Mỹ Tho (Nam Kỳ). Bậc Trung học (bậc Tú Tài) chỉ có ở Hà Nội (trường Bưởi, trường Albert Sarraut), Huế (trường Khải Định), Sài Gòn (trường Pétrus Ký, trường Chasseloup Laubat), mỗi trường có khoảng từ 100 đến 200 học sinh.<ref>[http://cothommagazine.com/index.php?option=com_content&task=view&id=278&Itemid=49 THI CỬ VÀ NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC], Trần Bích San, Tạp chí Cỏ Thơm.</ref> Trên toàn Việt Nam, tính đến năm 1906 mới chỉ có 25 trường học tiểu học Pháp - Việt và tính đến hết năm 1913 mới chỉ có 10 vạn học sinh các cấp (trong tổng số 20 triệu dân lúc bấy giờ). Sự phát triển giáo dục cũng không đều khắp: tất cả các vùng miền núi đều không có trường học, riêng tỉnh Sơn La mãi đến 1917 mới có 1 trường sơ học. Tính đến năm 1940 trên toàn ba kỳ có 576.650 học sinh ghi danh đi học ở mọi cấp.<ref>Dror, Olga. ''Making Two Vietnams''. page 18, Cambridge, UK: Cambridge University Press, 2018</ref> Giáo dục tư thục chiếm 13% tổng sỹ số, tức 60.000 học sinh, vào năm 1930<ref name="phuong 1"/>. Dưới chế độ thuộc địa, nữ sinh chính thức được đến trường đi học. Tỉ lệ học sinh nữ ở tất cả các bậc học công lập tăng dần đều nhưng không vượt quá 20% tổng sỹ số. Chỉ riêng Nam kỳ có trội hơn vào năm 1943 với 29% nữ sinh ở bậc sơ cấp và 26% ở bậc tiểu và trung học. Việc nam sinh và nữ sinh học riêng vẫn còn diễn ra ở Pháp cho đến tận thập niên 1960 thì tại Đông Dương, nam nữ học chung đã trở nên phổ biến ngay từ đầu thế kỷ 20 do thiếu kinh phí và phương tiện để mở ra hai loại trường riêng cho nam và nữ. Trong một báo cáo khảo sát vào năm 1939, Francisque Vial, cựu trưởng ban Ban Trung học, viết số nữ sinh chiếm 25% trong các trường trung học Pháp. Tỉ lệ học sinh người Đông Dương trong các trường trung học Pháp chiếm khá cao, gần 50% vào đầu thế kỷ 20 và ổn định dần xung quanh con số 20%. Vào cuối giai đoạn thuộc địa, những trường trung học Pháp nổi tiếng như Albert-Sarraut ở Hà Nội, Chasseloup-Laubat ở Sài Gòn hay Yersin ở Đà Lạt nhận học khoảng 20% học sinh Đông Dương.<ref name="phuong 1" />
 
Hệ thống giáo dục Việt Nam được hiện đại hóa theo mô hình phương Tây do nhà nước đài thọ và kiểm soát<ref name="hoa" />. Bậc tiểu học đã đặt "''nền móng cho một hệ thống hợp lý và hiện đại''". Hệ thống này đã đưa vào chương trình giảng dạy các môn khoa học và kỹ thuật, mở ra cánh cửa văn chương và triết học ra ngoài khuôn khổ Khổng giáo, và đem đến kiến thức văn hóa và nghệ thuật phương Tây. Trên phương diện xã hội, giáo dục dành cho nữ sinh góp phần làm thay đổi vị thế của phụ nữ trong xã hội Việt Nam. Giáo dục cho con em các dân tộc thiểu số và hiện đại hóa trường chùa trong các xứ theo đạo Phật đều là những thành tích của nền giáo dục này. Di sản khác mà nền giáo dục thuộc địa để lại là sự tiếp nhận và "chiếm lĩnh" chữ quốc ngữ của người Việt. Chính việc sử dụng chữ quốc ngữ, vốn được tạo ra để truyền đạo Thiên chúa, vào mục đích giáo dục, giảng dạy dưới thời thuộc địa khiến cho nó trở nên thông dụng với đại chúng. Việc sử dụng chữ quốc ngữ một cách phổ biến và đại chúng khiến hình thành và phát triển một nền báo chí và một nền văn học chữ quốc ngữ sống động và phong phú. Có khoảng 10.000 đầu sách được xuất bản trong những năm 1923 – 1948. Năm 1946, chính phủ của Hồ Chí Minh đã sử dụng và phổ biến chữ quốc ngữ với mục tiêu xóa mù chữ, nâng cao dân trí và xem đó là ưu tiên hàng đầu.<ref name="phuong 1" />
 
==Hạn chế==
Chính sách giáo dục của chính quyền Pháp nhằm dụng ý là để chuyển hướng tư duy của đại chúng, xóa bỏ những ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, truyền bá văn minh Pháp nhằm đồng hóa người Việt; đồng thời đào tạo ra một tầng lớp công chức và chuyên viên phục vụ cho nền cai trị và công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp. Mối đe dọa đáng sợ cho chính quyền thực dân Pháp là [[Nho giáo]] qua các sách vở Hán văn, bởi Nho giáo cổ vũ lòng yêu nước chống ngoại xâm và khuyến khích giới trí thức quan tâm đến các vấn đề chính trị<ref>Cooper, Nicola. Trang 36.</ref>. Hơn nữa người Pháp rất khó chịu trước giới sĩ phu Nho học không ngừng đả kích chế độ thực dân, kích động sự bất mãn của dân chúng thậm chí lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa chống Pháp. Vì vậy người Pháp đã dồn nhiều nỗ lực vào việc cải biến nền giáo dục bản xứ: loại bỏ Nho học và cấm giảng dạy [[lịch sử]] Việt Nam, thay vào đó là các kiến thức khoa học phương Tây, văn chương và [[lịch sử Pháp]]. Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính được dùng trong trường học còn tiếng Việt và tiếng Hán chỉ là ngoại ngữ. Một chứng cứ khác là sách giáo khoa thời Pháp thuộc không dùng danh từ "Việt Nam" mà chỉ nhắc đến "Đông Pháp" và các xứ lệ thuộc. Các kỳ thi [[khoa bảng Việt Nam]] cũng bị loại bỏ, thay vào đó là các kì thi bằng tiếng Việt và tiếng Pháp phỏng theo các kì thi của Pháp. Triều đinh nhà Nguyễn cũng đồng tình với chính sách bãi bỏ Hán học của Pháp mà không xét đến hậu quả lâu dài là đạo đức xã hội xuống cấp, người Việt bị tách rời khỏi di sản học thuật của nước nhà tích lũy được trong mười thế kỷ, toàn xã hội mất phương hướng, mê loạn về giá trị. Học giả [[Trần Trọng Kim]] nhận định "''Xét ra cho kỹ, sự bỏ cũ theo mới của ta hiện thời bây giờ không phải là không cần cấp, nhưng vì người mình nông nổi, không suy nghĩ cho chín, chưa gì đã đem phá hoại cả đi, thành thử cái xấu, cái dở của mình thì vị tất đã bỏ đi được, mà lại làm hỏng mất cái phần tinh túy đã giữ cho xã hội của ta được vững bền hàng mấy nghìn năm nay. Phàm người ta muốn bỏ cái cũ đã hẩm nát, tất là phải có cái mới tốt hơn, đẹp hơn để thay vào. Nay ta chưa có cái mới mà đã vội vàng bỏ cái cũ đi, thành ra đổ nát cả, mà không có cái gì thay vào được. Ấy là cái tình trạng nước ta ngày nay là thế, khác nào như chiếc thuyền đi ra giữa biển, đánh mất địa bàn chỉ nam, không biết phương hướng nào mà đi cho phải đường, cứ lênh đênh mãi, không khéo lại bị sóng gió va vào đá vỡ tan mất cả.''<ref>Nho giáo, Trần Trọng Kim, 1930</ref>".