Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại Việt sử ký toàn thư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 427:
Trong bài viết: "Sách ''Đại Việt sử ký toàn thư'' bản ''Nội các quan bản'' không phải được khắc in từ năm 1697",<ref>Đối thoại sử học, Nhà xuất bản thanh niên Hà Nội, 1999</ref> tác giả Bùi Thiết cho rằng:
 
*Việc khảo tả tác phẩm quá sơ sài, đến mức coi như không có việc làm đó.<ref>Trang 284, sách ĐôiĐối thoại sử học</ref>
*Đã gọi là Nội các quan bản, thì phải có cơ quan gọi là nội các hoặc tương đương, nhưng không sử sách nào nói rằng triều Hậu Lê tồn tại nội các, đặc biệt là sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy chú. Nội các là cơ quan nhà nước phải có ngày tháng hình thành, chức năng, nhiệm vụ, con dấu rõ ràng, điều này ông Phan Huy Lê không chỉ ra được.<ref>Trang 291</ref>
*Phản biện về việc Phan Huy Lê cho rằng đặc điểm không kiêng húy vua chúa Nguyễn, vì vậy nó được in từ năm 1697. Bùi Thiết cho rằng không nên nhấn mạnh đặc điểm này và đặc biệt là sự không trùng hợp giữa pháp lệnh kiêng húy và thực tế xảy ra trong xã hội, nhất là việc in ấn sách vở. Ngay vào thời kiêng húy khắt khe nhất, sự vi phạm cũng không thể tránh khỏi.<ref>Trang 299</ref>
Dòng 436:
==Phản biện của Lê Trọng Khánh ==
 
Trong bài viết "Quan hệ biến chứng về niên đại bộ ''Đại Việt sử ký toàn thư'' – Bản in ''Nội các quan bản'' và vấn đề chủ quyền quốc gia về Di sản văn hóa dân tộc", Lê Trọng Khánh cho rằng:<ref>Đối thoại sử học, Nhà xuất bản thanh niên Hà Nội, 1999, trang 31</ref>
 
*''Đại Việt sử ký toàn thư'' thời [[Nhà Lê trung hưng|Lê – Trịnh]] viết: Lệnh văn quan nhập vương phủ nội các nghị sự, có nghĩ là: Lệnh quan văn vào lầu trong của vương phủ làm việc. Người ta đã dịch sai, thành: Hạ lệnh cho các quan văn vào Nội các của vương phủ để bàn việc. Phan Huy dựa vào chỗ dịch sai này để cho rằng, trước nhà Nguyễn đã có tổ chức "Nội các". Đây là sai lầm kiến thức thông sử và ngôn ngữ.