Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Công giáo tại Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan
Đã lùi lại sửa đổi 64765690 của 2405:4803:FE3F:7E80:9D81:C136:E6F5:D39E (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 84:
=== Thời kỳ thử thách (1820 – 1885) ===
[[Tập tin:Martyrdom of St Augustin Schoeffler.jpg|thế=|nhỏ|300x300px|Tranh vẽ cuộc tử đạo của nhà truyền giáo [[Augustin Schoeffler]] tại Sơn Tây năm 1851.]]
Thời kỳ này gồm hai giai đoạn: giai đoạn đầu do [[Nhà Nguyễn]] cấm đạo và giai đoạn sau do [[phong trào Văn Thân]] tàn sát người Công giáo. Vua [[Minh Mạng]] (cai trị từ 1820 tới 1841) bắt đầu thực hiện các chính sách cấm đạo khắc nghiệt. Pháp mở đầu xâm lược Việt Nam năm 1858, và chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ theo [[Hòa ước Nhâm Tuất (1862)|Hòa ước Nhâm Tuất 1862]]. Với Hiệp ước này, Nhà Nguyễn cũng công nhận quyền tự do tôn giáo. Tuy nhiên từ sau Hiệp ước này, [[phong trào Văn Thân]] của các nho sĩ với khẩu hiệu "bình Tây sát Tả" nổi lên tàn sát người Công giáo vì cho rằng nhóm này là cộng tác với thực dân Pháp, đặc biệt vào những năm 1867-1868, 1873-1874 và 1883-1885.
 
Năm [[1844]], [[Giáo hoàng Grêgôriô XVI]] chia giáo phận Đàng Trong thành hai giáo phận mới: Tây Đàng Trong (trung tâm là [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]]) gồm [[Nam Kỳ Lục tỉnh|sáu tỉnh Nam Kỳ]] và [[Campuchia|Cao Miên]] do Giám mục Dominique Lefèbvre Ngãi cai quản, Đông Đàng Trong (trung tâm là [[Quy Nhơn]]) do Giám mục E.T. Cuénot Thể cai quản.