Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sự kiện Tĩnh Khang”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 127:
Suốt 100 năm sau đó, khi nghe tới sự kiện này, người Tống yêu nước đều rơi nước mắt vì căm giận, ai cũng nung nấu quyết tâm diệt Kim rửa hận, giành lại giang sơn của tổ tông. Đời ông cha không rửa được nhục thì giao cho đời con cháu kế tục, thề chưa diệt được Kim thì chưa nguôi hận.
 
Bắc Tống từ đây diệt vong, nhưng may mắn là vận nước nhà Tống còn chưa hết. Hoàng tử thứ 9 của Tống Huy Tông là Khang Vương [[Tống Cao Tông|Triệu Cấu]] đang cầm quân bên ngoài nên thoát được sự vây bắt của quân Kim. [[Mạnh hoàng hậu]] của [[Tống Triết Tông]] (tức là chị dâu của Tống Huy TốngTông) do đã bị phế và rời khỏi hoàng cung từ lâu nên cũng thoát khỏi tay quân Kim. Một số đại thần trung thành chạy xuống phía nam, cùng với Mạnh hoàng hậu đã lập hoàng tử [[Tống Cao Tông|Triệu Cấu]] lên ngôi, hiệu là Cao Tông, sử gọi đó là nhà [[Nhà Tống|Nam Tống]]. Nghe tin triều đình nhà Tống được tái lập, đất nước được nối lại đại thống, những trung thần nghĩa sỹ yêu nước phấn chấn trở lại, bắt đầu tổ chức kháng chiến chống Kim để khôi phục giang sơn.
 
Người Kim thu được phía bắc Trung Nguyên, song người Hán tổ chức dân quân đánh phá quân Kim. Các danh tướng Nam Tống là [[Nhạc Phi]], [[Hàn Thế Trung]], [[Lưu Kỹ]], [[Lưu Quang Thế]], [[Lý Cương]], [[Tông Trạch]], [[Trương Tuấn]]... đã liều mình chiến đấu để bảo vệ xã tắc, mong giành lại giang sơn Đại Tống. Nhưng tiếc rằng bao nỗ lực của họ đã bị sự ích kỷ của Tống Cao Tông và đám quan lại chủ hòa trong triều đình (đứng đầu là gian thần [[Tần Cối]]) phá hỏng tất cả, danh tướng Nhạc Phi còn bị chúng hại chết. Nhà Nam Tống đẩy lui được quân Kim, nhưng cũng chẳng thể khôi phục lại được những vùng sơn hà đã mất.