Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Năm Du lịch quốc gia 2021”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Thông tin khác: Chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ hội Hoa Lư năm 2021
Dòng 32:
* Khai mạc lễ hội [[chùa Bái Đính]] 2021: Sáng 17/2 (tức mùng 6 Tết Tân Sửu 2021), tại [[chùa Bái Đính]], Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh [[Ninh Bình]] tổ chức Lễ khai hội [[chùa Bái Đính]] - Xuân Tân Sửu 2021. Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 tại [[Hải Dương]], Hà Nội, Tp HCM nên Lễ khai hội [[chùa Bái Đính]] 2021 chỉ rước lễ mà không rước kiệu, đồng thời thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho du khách thập phương.<ref>[https://baoninhbinh.org.vn/chua-bai-dinh-to-chuc-khai-hoi-theo-quy-mo-nho-gon/d20210218155011522.htm Chùa Bái Đính tổ chức khai hội]</ref>
 
== Thông tin, sự kiện khác ==
* Tối 21/4/2021, tại Cổng Tam Quan đường Tràng An ([[thành phố Ninh Bình]]) đã diễn ra chương trình nghệ thuật chào mừng Năm Du lịch quốc gia 2021 - Hoa Lư, Ninh Bình và [[Lễ hội Hoa Lư]] năm 2021. Chương trình nghệ thuật có chủ đề "Hoa Lư-Cố đô ngàn năm", do các ca sĩ trẻ là người con quê hương Ninh Bình và các đơn vị đã đạt giải cao trong Hội diễn nghệ thuật quần chúng thành phố Ninh Bình những năm qua. Chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ hội Hoa Lư năm 2021 là một trong những hoạt động của thành phố Ninh Bình hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2021 tại Ninh Bình.<ref>[https://baoninhbinh.org.vn/chuong-trinh-nghe-thuat-chao-mung-le-hoi-hoa-lu-nam-2021/d20210421211133635.htm Chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ hội Hoa Lư năm 2021]</ref>
* Sáng 20/4/2021, Hội thảo báo cáo sơ bộ kết quả nghiên cứu khảo cổ học vùng đất từ ngã ba sông Bôi đến Kinh đô Hoa Lư từ đầu Công Nguyên đến thời kỳ Nhà nước Đại Cồ Việt do Cục Di sản, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Viện Khảo cổ học, Viện Sử học, Viện nghiên cứu Kinh thành, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức đã diễn ra. Tại hội thảo, đại diện đoàn khảo cổ đã báo cáo sơ bộ kết quả đợt khai quật nghiên cứu khảo cổ học tại Di tích [[Cố đô Hoa Lư]] và các địa điểm mộ gạch Đền Hạ (Gia Lâm), Đồi Cò (Gia Tường) và Đồi Chùa (Liên Sơn) ở các [[huyện Hoa Lư]], Nho Quan và [[Gia Viễn]] có nhiệm vụ "Nghiên cứu lịch sử vùng đất từ ngã ba sông Bôi đến [[kinh đô Hoa Lư]] từ đầu Công nguyên đến thời kỳ Nhà nước [[Đại Cồ Việt]]" do Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình chủ trì, phối hợp với Viện Khảo cổ học thực hiện.<ref>[https://baoninhbinh.org.vn/hoi-thao-bao-cao-ket-qua-khao-co-hoc-vung-dat-tu-nga-ba-song/d20210420104312732.htm Hội thảo báo cáo kết quả khảo cổ học vùng đất từ ngã ba sông Bôi đến Kinh đô Hoa Lư từ đầu Công Nguyên đến thời kỳ Nhà nước Đại Cồ Việt]</ref> Kết quả khai quật khảo cổ đóng góp thêm những nhận thức mới, quan trọng về vùng đất Ninh Bình giai đoạn 10 thế kỷ đầu Công nguyên và [[Kinh đô Hoa Lư]] ở thế kỷ X lịch sử.
* Tối 19/4/2021, huyện [[Gia Viễn]] tổ chức khai mạc Lễ hội [[đền Thánh Nguyễn]], cửa ngõ phía bắc của [[Hoa Lư tứ trấn]]. Như các đền thờ thần Cao Sơn, thần Thiên Tôn và thần Quý Minh trong [[Hoa Lư tứ trấn]], lễ hội đền Thánh Nguyễn diễn ra cùng dịp với [[Lễ hội Hoa Lư|lễ hội Cố đô Hoa Lư]] hằng năm, từ ngày 8-10/3 âm lịch. Đây là dịp nhân dân địa phương tri ân Đức Thánh [[Nguyễn Minh Không]], người con của đất [[Gia Viễn]].