Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Quốc Sư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Thêm nội dung không nguồn Soạn thảo trực quan
Dòng 147:
Tại quê hương [[Ninh Bình]], Đức Thánh Nguyễn Minh Không được thờ rất nhiều nơi đặc biệt là ở vùng [[Gia Viễn]] quê hương ông ở phía bắc [[cố đô Hoa Lư]]. Ông được thờ chung với Vua [[Đinh Tiên Hoàng]] ở nhiều di tích như [[động Hoa Lư]] gắn với câu ca "''Đại Hữu sinh Vương, Điềm Dương sinh Thánh''" và được xem như vị thần Khổng Lồ trấn trạch phía Bắc trong [[Hoa Lư tứ trấn]]. Nơi thờ tiêu biểu nhất là [[đền Thánh Nguyễn|đền thờ đức Thánh Nguyễn]] trên mảnh đất sinh ra ông ở xã Gia Thắng, [[Gia Viễn]]. Xưa đây là chùa Viên Quang, sau khi ông mất nhân dân biến Viên Quang Tự thành đền thờ trấn Bắc [[Hoa Lư tứ trấn]].<ref>[http://www.ninhbinhtourism.com.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=85\ Đền thờ Đức Thánh Nguyễn]{{Liên kết hỏng|date=2021-03-17 |bot=InternetArchiveBot }}</ref>. Đền thờ Nguyễn Minh Không ở khu văn hóa tâm linh núi [[chùa Bái Đính]] là nơi ông đã phát hiện ra các động đẹp và lập thành chùa khi đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh cho vua [[Lý Thần Tông]]. Tại [[chùa Địch Lộng]] ở huyện [[Gia Viễn]], nơi được mệnh danh là "Nam thiện đệ tam động", tức động đẹp thứ ba của trời Nam cũng có đền thờ và tượng của ông. Miếu Thượng thờ Lý Quốc Sư cùng Trương Bá Ngọc là 2 vị thánh cùng được Vua Lý Thần Tông ban quốc tính. Quần thể di tích đình Trùng Hạ, đình Trùng Thượng, đình Vân Thị cũng thờ ông với các vị thần khác. Lý Quốc Sư còn được thờ ở chùa Liêm Thượng, xã Xích Thổ, Nho Quan; đình Ngô Đồng, xã Gia Phú, Gia Viễn; đền thờ Tô Hiến Thành, Nghè Liên Huy, đền Kênh Gà và chùa Lạc Khoái ở bên [[sông Hoàng Long]] gắn với giai thoại tuổi thơ ông hay cụm di tích miếu Bồ Vi - đình Vật ở xóm 10, thôn Bồ Vi, thị trấn Yên Thịnh, [[Yên Mô]]. Ông cũng được thờ ở [[chùa Nhất Trụ]], chùa Nhội và [[động Am Tiên]] ở [[cố đô Hoa Lư]]. Tại đền Thượng xã Ninh Xuân, đền Thượng xã Khánh Phú và đền Tam Thánh ở xã Khánh An, [[Yên Khánh]] ông được suy tôn là đức thánh cả.
 
Ở [[Nam Định]] cũng có khá nhiều chùa thờ quốc sư Minh Không mà tiêu biểu nhất là chùa Cổ Lễ, ngôi chùa do Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không sáng lập. Đại sư Minh Không cũng được thờ ở [http://baonamdinh.com.vn/channel/5093/201312/nam-dinh-manh-dat-con-nguoi-chua-xuan-trung-2292587/ chùa Xuân Trung] xã Xuân Bắc (Xuân Trường) và chùa Vị Khê, xã Điền Xá và Chùa Bi ở xã Nam Giang, Nam Trực. Ở [[Ý Yên]], Thánh tổ đúc đồng Minh Không được thờ ở đình Cổ Hương xã Yên Phương; đình Phúc Thọ xã Yên Thành và đền Tống Xá xã Yên Xá. Ông còn được phối thờ cùng Lý Thần Tông và Giác Hải tại [http://ditichlichsuvanhoa.com/dttc/CHUA-NGHIA-XA-%28VIEN-QUANG%29-a324.html chùa Nghĩa Xá] ở xã Xuân Ninh [[Xuân Trường]] và chùa Quýt ở xã Trực Tuấn, huyện Trực Ninh. Các chùa Cổ Ra và chùa Thọ Tung xã Nam Hùng, Nam Trực hay chùa Lộng Điền xã Nghĩa Đồng, Nghĩa Hưng cũng thờ Nguyễn Minh Không. Lễ hội chợ Viềng hàng năm gắn liền với việc thờ ông Nguyễn Minh Không, ông tổ đúc đồng, nên trước đình ông Khổng, người dân thường bày bán đồ đồng, đồ sắt.<ref>[http://www.giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/di-cho-vieng-ban-rui-mua-may-1882781.html Đi "bán rủi, mua may" chợ Viềng]</ref> chùa Keo Hành Thiện, xã Xuân Hồng cũng hòa nhập thần tích của Nguyễn Chí Thành và Dương Minh Nghiêm thành một thánh Không Lộ.
 
Ở [[Thái Bình]] các di tích thờ quốc sư Minh Không có nhiều ở huyện [[Quỳnh Phụ]] như: Chùa Hóa Long ở thôn Đại Nẫm, xã Quỳnh Thọ;<ref>[http://thaibinh.gov.vn/ct/introduction/Lists/lhtt/View_Detail.aspx?ItemID=64 Hội chùa Hóa Long]</ref> đền thờ và chùa La Vân ở xã Quỳnh Hồng; đền Soi ở thôn Đồng Mỹ xã Quỳnh Lâm; đền Lộng Khê xã An Khê. Các nơi khác thờ đại sư như đền Ngũ xã Điệp Nông, [[Hưng Hà]]; Đình, đền làng Lại Trì và chùa Am ở xã Vũ Tây, huyện [[Kiến Xương]]. Riêng khu vực Chùa Keo ([[Vũ Thư]]) thì có nhiều di tích, thần tích liên quan đến Nguyễn Minh Không.