Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giỗ Tổ Hùng Vương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 64796460 của Nguyenmy2302 (thảo luận) nguồn không đủ tin cậy bạn ạ
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 30:
Ngày giỗ Hùng Vương đã được các triều đại quân chủ công nhận là một trong những ngày quốc lễ của [[Việt Nam]]. Theo Ngọc phả Hùng Vương chép thời Hồng Đức hậu Lê thì từ thời [[nhà Tiền Lê]], [[nhà Lý]], [[nhà Trần]] rồi đến [[Hậu Lê]] các vua và nhân dân địa phương đều đến lễ bái các vua Hùng. <ref>[https://baophapluat.vn/thoi-su/le-hoi-tuong-nho-vi-hoang-de-xung-vuong-trong-ngay-gio-to-270242.html Lễ hội tưởng nhớ vị Hoàng đế xưng vương trong ngày Giỗ Tổ]</ref> Từ thời xưa, các [[Quân chủ Việt Nam|triều đại quân chủ]] và phong kiến Việt Nam đã quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm Giỗ Tổ vào ngày 11 tháng 3 âm lịch; đổi lại dân địa phương được triều đình miễn cho những khoản [[thuế ruộng]] cùng [[sưu dịch]] và sung vào lính.<ref>[http://baophutho.vn/den-hung/tin-nguong-hung-vuong/201211/Coi-nguon-tin-nguong-tho-cung-Hung-Vuong-2204362/ Cội nguồn tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương] Xuân Chường. Báo Phú Thọ Thứ năm, 15/11/2012, 07:37:00</ref>
 
Sang [[thế kỷ 20]], năm 1917 triều vua [[Khải Định]], [[Bộ Lễ]] chính thức gửi công văn ghi ngày [[25 tháng 7]] phái quan hàng tỉnh của tỉnh Phú Thọ lấy ngày mồng 10 tháng 3 [[âm lịch]] thì cử hành "quốc tế" hàng năm, tức là sức cho các quan phải mặc [[phẩm phục]] lên đền Hùng thay mặt [[triều đình Huế]] cúng tế.
==Ngày lễ ==
 
Sang [[thế kỷ 20]], năm 1917 triều vua [[Khải Định]], [[Bộ Lễ]] chính thức gửi công văn ghi ngày [[25 tháng 7]] phái quan hàng tỉnh của tỉnh Phú Thọ lấy ngày mồng 10 tháng 3 [[âm lịch]] thì cử hành "quốc tế" hàng năm, tức là sức cho các quan phải mặc [[phẩm phục]] lên đền Hùng thay mặt [[triều đình Huế]] cúng tế.
Bia Hùng Vương tại đền Thượng do Tham tri, Hữu tuần phủ Phú Thọ là Bùi Ngọc Hoàn soạn, cho biết: “Năm Khải Định thứ hai, tức năm 1917 lịch dương, Tuần phủ Phú Thọ là [[Lê Trung Ngọc]] có công văn xin Bộ Lễ ấn định lấy ngày mồng 10 tháng 3 hàng năm làm ngày Quốc tế, tức trước ngày giỗ Hùng Vương thứ 18 một ngày, ngày 11 tháng 3, do dân sở tại cúng tế”.
 
Ngày 10 tháng Ba từ đó được dùng cho toàn quốc. Sau khi nền [[cộng hòa]] thành lập, chính phủ [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] ra Sắc lệnh, xem ngày 10 tháng Ba là một trong những ngày lễ chính thức của quốc gia, các công chức được nghỉ lễ có hường lương.<ref>Sắc lệnh số 22/SL ngày 18 tháng 2 năm 1946.</ref> Trong lễ Giỗ Tổ năm Bính Tuất (ngày [[11 tháng 4]] năm [[1946]]), Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tại Việt Nam học xá (nay là khu vực Trường Đại học bách khoa Hà Nội). Cũng trong ngày này, thừa ủy quyền Chủ tịch Chính phủ, Bộ trưởng Nội vụ [[Huỳnh Thúc Kháng]] thay mặt Chính phủ lên làm lễ dâng hương tại Đền Hùng, đã dâng 1 tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và 1 thanh gươm quý nhằm tế cáo với Tổ tiên về đất nước đang bị Pháp xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.