Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Chiêu Hoàng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 76:
== Hoàng đế cuối cùng ==
=== Được nhường ngôi ===
Năm [[Nhâm Ngọ]], tức năm Kiến Gia thứ 12 ([[1222]]), Huệ Tông đem các lộ trong nước đều chia cho hai cô Côngcông chúa con gái của mình (triều Lý có tổng 24 lộ), lấy các hoành nô thuộc lệ và quân nhân bản lộ, chia nhau làm giáp<ref>{{harvp|Ngô Sĩ Liên|1697|loc= "Huệ Tông Hoàng đế bản kỷ"|ps=: Nhâm Ngọ, [Kiến Gia] năm thứ 12 [1222] , (Tống Gia Định năm thứ 15). Mùa xuân, tháng 2, chia trong nước làm 24 lộ, lộ chia cho công chúa ở, lấy các hoành nô thuộc lệ và quân nhân bản lộ, chia nhau làm giáp.}}</ref>. Khoảng thời gian này, nhà họ Trần dần có ưu thế trong triều đình, sau khi Trần Tự Khánh qua đời, Nội thị Phán thủ là Trần Thừa được dùng tiếp làm Thái úy, được tiếp quyền Phụ chính, vào triều không xưng tên, một người cậu khác của Chiêu Thánh là [[Trần Thủ Độ]] lại được Huệ Tông giao cho nắm giữ chức "Điện tiền Chỉ huy sứ" (殿前指揮使) - một chức quan chịu trách nhiệm quản lý các cơ cấu quân sự chủ chốt của hoàng cung.
 
Năm [[Giáp Thân]], Kiến Gia năm thứ 14 ([[1224]]), [[tháng 10]], Lý Huệ Tông ta chỉ lập Chiêu Thánh làm '''Hoàng thái tử''' (皇太子) rồi truyền ngôi, đổi niên hiệu là '''Thiên Chương Hữu Đạo''' (天彰有道), tôn hiệu là '''Chiêu Hoàng''' (昭皇)<ref>{{harvp|Ngô Sĩ Liên|1697|loc= "Huệ Tông Hoàng đế bản kỷ"|ps=: Mùa đông, tháng 10, xuống chiếu lập côngCông chúa Chiêu Thánh làm Hoàng thái tử để truyền ngôi cho. Vua xuất gia ở chùa Chân Giáo trong đại nội. Chiêu Thánh lên ngôi, đổi niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo năm thứ 1, tôn hiệu là Chiêu Hoàng.}}</ref>{{NoteTag|Nguyên văn [https://zh.wikisource.org/wiki/%E5%A4%A7%E8%B6%8A%E5%8F%B2%E8%A8%98%E5%85%A8%E6%9B%B8/%E6%9C%AC%E7%B4%80%E5%8D%B7%E4%B9%8B%E5%9B%9B bản chữ Hán]: 冬十月,詔昭聖公主爲皇太子以傳位,帝出家,居大内真教禪寺。昭聖即位,改元天彰有道元年,尊號曰昭皇。}}.
 
[[Tập tin:Toda No. 16 元豐通寶.png|nhỏ|200px|Một đồng tiền được cho là có niên đại vào cuối thời Lý, đầu thời Trần.]]
Dòng 115:
Sau khi nhường ngôi, Lý Chiêu Hoàng được lập làm Hoàng hậu, trở thành vị Hoàng hậu trẻ tuổi nhất trong lịch sử, vì khi đó bà mới 8 tuổi. Bà chung sống với Trần Thái Tông hơn 10 năm, không có ghi chép gì cụ thể về bà trong suốt thời gian này.
 
Năm [[Đinh Dậu]], Thiên Ứng Chính Bình thứ 6 ([[1237]]), hơn 10 năm mà Thái Tông cùng Chiêu Thánh không có con, Thái sư [[Trần Thủ Độ]] cùng [[Linh Từ quốc mẫu|Thiên Cực Công chúa]] lo sợ huyết thống hoàng gia bị đứt đoạn, nên ép Thái Tông phải bỏ Chiêu Thánh để lấy chị dâu là [[Thuận Thiên (hoàng hậu)|Thuận Thiên Công chúa]] đang có thai 3 tháng. Trần Thái Tông cảm thấy chuyện này hổ thẹn, đang đêm trốn khỏi kinh thành để lên gặp sư Phù Vân ở [[Yên Tử]] nương nhờ. Trần Thủ Độ vừa dỗ vừa gây sức ép, cuối cùng Thái Tông cũng phải chịu nghe theo. Thuận Thiên Công chúa được lập làm Hoàng hậu thay thế, Chiêu Thánh bị giáng làm "Công chúa", không rõ hành trạng của bà trong thời gian sau khi bị giáng tước<ref>{{harvp|Ngô Sĩ Liên|1697|loc= [https://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt10a.html "Thái Tông Hoàng đế bản kỷ"]|ps=: Đinh Dậu, [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 6 [1237], (Tống Gia Hy năm thứ 1)... Lập côngCông chúa Thuận Thiên họ Lý, là vợ của Hoài vương Liễu, anh vua, làm Thuận Thiên Hoàng hậu, giáng Chiêu Thánh làm Công chúa. Bấy giờ Chiêu Thánh không có con mà Thuận Thiên đã có mang Quốc Khang được 3 tháng. Trần Thủ Độ và Thiên Cực Công chúa bàn kính với vua là nên mạo nhận lấy để làm chổ dựa về sau, cho nên có lệnh ấy.}}</ref>. Vì chuyện này, Hoài vương [[Trần Liễu]] nổi loạn ở [[sông Cái]], nhiều năm nhiều tháng không ngừng. Cuối cùng, Trần Liễu đến xin Thái Tông tha tội, hai anh em ôm nhau khóc thảm thiết. Sau đó, Liễu được đổi phong hiệu làm '''An Sinh vương''' (安生王), được ban các vùng Yên Sinh, Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Hưng, Yên Bang làm ấp thang mộc (nay thuộc hai huyện [[Đông Triều]] và [[Yên Hưng]], tỉnh [[Quảng Ninh]]). Những tướng sĩ và quân lính đi theo Trần Liễu làm loạn đều bị xử tử<ref>{{harvp|Ngô Sĩ Liên|1697|loc= "Thái Tông Hoàng đế bản kỷ"|ps=: Lấy đất Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng, Yên Bang cho Liễu làm ấp thang mộc. Nhân đất được phong, mà Liễu có tên hiệu là Yên Sinh vương (hay An Sinh vương). Binh lính [theo Liễu] làm loạn ở sông Cái đều bị giết.}}</ref>.
 
Năm [[Mậu Ngọ]], Nguyên Phong năm thứ 8 ([[1258]]), sau cuộc chiến với quân đội [[Mông Cổ]] trong dịp [[Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 1|người Nguyên vào cướp]], Trần Thái Tông gả Chiêu Thánh Công chúa cho quan Ngự sử trung tướng [[Lê Phụ Trần]], vốn tên '''Lê Tần''' (黎秦), người [[Ái Châu]] {{NoteTag|Học giả [[Trần Bá Chi]] căn cứ vào "''Cổ Mai bi ký''" và "''Lê triều miêu duệ''"'' cho rằng Lê Tần là con của danh tướng [[Lê Khâm]] - người có công giúp [[Trần Thái Tổ]] Trần Thừa đánh dẹp Hoài Đạo vương [[Nguyễn Nộn]]. Thông tin này vẫn chỉ là dựa vào bia ký cùng phả hệ được soạn vào đời sau, trong khi các sách đương thời ngoài đề cập Lê Tần là người Ái Châu ra thì cũng không nói gì thêm.}}, vì có công phò giúp nhà Vua nên được Thái Tông ban tên "Phụ Trần" (có nghĩa giúp họ Trần) và ban cho chức [[Ngự sử đại phu]], sách [[An Nam chí lược]] ghi Lê Phụ Trần được phong "Nhập nội Phán thủ" (入內判首) và còn được ban tước '''Bảo Văn hầu''' (保文侯)<ref>{{harvp|Lê Tắc|loc= [https://zh.wikisource.org/wiki/%E5%AE%89%E5%8D%97%E5%BF%97%E7%95%A7/%E5%8D%B7%E5%8D%81%E4%BA%94 quyển 15]|ps=: Lê Tần, người Ái Châu, tính hoà kính, học rộng, Thái vương (tức Trần Thái Tông) dùng làm Hàn trưởng (翰長). Mùa đông năm Đinh Tỵ, theo Vương chống Ngột Lương Hợp Thai, binh bại, cùng Vương giong ngựa chạy đến Phạm Gia Bảo, gặp có Phạm Cụ Chích đem binh đến cứu, quan binh (quân Nguyên) giết Cụ Chích, Thái vương chạy khỏi đến bến Lãnh Mỹ mới lên thuyền, kỵ binh đuổi theo kịp, nhắm Thái vương loạn xạ, Tần lấy ván thuyền che cho Vương chạy khỏi. Thái vương nhớ công, phong Tần làm Bảo Văn hầu, Nhập nội Phán thủ.}}</ref>. Khi quyết định ban hôn, Thái Tông còn nói: "''Trẫm không có khanh, thì đâu có ngày nay. Khanh hãy cố gắng để cùng được trọn vẹn về sau''"<ref>{{harvp|Ngô Sĩ Liên|1697|loc= "Thái Tông Hoàng đế bản kỷ"}}</ref>.
Dòng 130:
Bên cạnh đó, về việc tái hôn của Chiêu Hoàng mà tác giả là Trần Thái Tông, sách Toàn thư chê trách nặng lời việc nhà Vua mang bà là vợ cũ, hơn nữa còn là Cựu Hoàng đế, gả cho Lê Phụ Trần là bầy tôi. Ngô Sĩ Liên viết gay gắt: "''Vua tôi nhà Trần coi thường đạo vợ chồng lại thấy ở đây lần nữa"''.
 
Sự việc sau cái chết của Lý Chiêu Hoàng tiếp tục được đồn thổi với rất nhiều truyền thuyết. Sách [[Việt sử tiêu án]], một cuốn sử đời [[Lê trung hưng]] do [[Ngô Thì Sĩ]] soạn đã có chép lại thuyết dân gian rằng bà đã nhảy hồ [[tự sát]]. Nguyên văn: "''Bà Chiêu Thánh mất. Bà đã bị giáng là Công chúa, rồi gả cho Phụ Trần, khi ấy mất đã 61 tuổi. Hiện nay ở tỉnh Bắc Giang, có đầm Minh Châu, giữa đầm có phiến đá to, người ta truyền lại rằng bà Chiêu Thánh cắp hòn đá nhảy xuống đầm mà chết, trên bờ đầm có miếu Chiêu Hoàng. Đó là thổ dân nơi đó bênh vực hồi mộ cho bà Chiêu Hoàng mà đặt ra thuyết ấy! Bà Chiêu Hoàng nhất sinh ra là người dâm, cuồng, lấy chồng không vừa lứa đôi, đâu còn trinh tiết như lời người ta truyền lại''". Do thời đại đã trôi qua, thời kỳ Lê trung hưng đã có cái nhìn khắt khe hơn với chuyện về Lý Chiêu Hoàng, bên cạnh chê bai họ Trần như cũ thì cuốn sách này cũng phê phán Lý Chiêu Hoàng rất lớn trong việc tái giá này. Ngoài nhận định Chiêu Hoàng "''nhất sinh là người dâm cuồng''" như trên, thì còn có nhận xét khác:
{{Cquote|
Xưa Hầu Cảnh đem vợ Thái tử gả cho tướng Quách Nguyên Kiến, Kiến từ chối rằng: "''Đâu có Quý phi lại giáng làm vợ người thường''", rồi không chịu trông mặt bà phi ấy. Phụ Trần nhận sự gả ấy, lại không bằng tên nghịch tặc còn có lương tâm. Ở nước Ngô có người đưa cỏ bồ nát hỏi vợ, người vợ giận mà chết, không chịu nhục; nay bà Chiêu Thánh vui thích sự gả đó, lại không được bằng người đàn bà thường dân còn có liêm sĩ.
 
Ôi! Dâm phong của nhà Trần tập nhiễm đã quen; bà Thiên Cực là Thái hậu mà lấy người bầy tôi, bà Thuận Thiên là chị dâu mà lấy em chồng, cho nên bây giờ bà Chiêu Thánh cũng là Hoàng hậu mà lấy người bầy tôi làm chồng, Phụ Trần là bầy tôi mà lấy bà Hậu làm vợ, mẹ ấy con ấy, chị ấy em ấy, vợ ấy chồng ấy, vua ấy tôi ấy, thật không bằng cầm thú.|||Việt sử tiêu án - "Nhà Trần, Thái Tông Hoàng đế"}}
 
Học giả [[Lê Thái Dũng]] có ghi lại một tương truyền rằng trước khi qua đời, Lý Chiêu Hoàng đã về thăm quê Cổ Pháp ([[Bắc Ninh]]) thì qua đời tại đó, tóc bà vẫn đen nhánh, [[môi]] vẫn đỏ như son, má vẫn tươi như [[đào (cây)|hoa đào]]<ref name="LTD">Lê Thái Dũng, sách đã dẫn, tr. 69.</ref>. Chiêu Hoàng được cho là được an táng ở bìa rừng Báng, phía tây Thọ Lăng Thiên Đức, người đời sau lập đền thờ gọi là Long Miếu ([[đền Rồng]]) - hiện nay tại [[Đình Bảng]], thị xã Từ Sơn, (tỉnh [[Bắc Ninh]])<ref>{{Chú thích web|url= http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200916/20090413000413.aspx|title = Vụ đập nát để xây mới đền thờ Lý Chiêu Hoàng|website=[[thanh Niên (báo)|báo Thanh Niên]]|date = 12-04-2009}}</ref>. Cũng theo Lê Thái Dũng, sở dĩ Lý Chiêu Hoàng không được thờ chung tại đền Đô mà phải thờ riêng vì bà là người bị xem là có tội với dòng họ Lý khi để mất nhà Lý<ref name="LTD"/>.