Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sương Nguyệt Anh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 7:
Thuở nhỏ, bà cùng người chị tên là Nguyễn Thị Xuyến, được cha (Đồ Chiểu) truyền dạy nên giỏi cả [[chữ Hán]] lẫn [[chữ Nôm]]. Khi cả hai khôn lớn, nổi tiếng tài sắc, được người quanh vùng ca tụng gọi là ''Nhị Kiều''.
 
Năm [[1888]], Sương Nguyệt Anh được 24 tuổi thì cha mất. Tri phủ Ba Tường đến hỏi bà làm vợ không được, nên mang lòng oán hận, đang tìm cách hãm hại... Để tránh tai hoạ, bà cùng gia đình người anh (Nguyễn Đình Chúc) chuyển sang Cái Nứa ([[Mỹ Tho]]) rồi dời về Rạch Miễu ở nhờ nhà ông nghè Trương Văn Mân. Ở đây, bà kết duyên với một phó tổng sở tại goágóa vợ tên Nguyễn Công Tính <ref>Có sách ghi tên Trình. Ở đây ghi theo [[Nguyễn Liên Phong]] vì ông là người sống cùng thời với Sương Nguyệt Anh. Ngoài ra, ông còn cho biết thêm chi tiết: ''"Con gái ông Đồ Chiểu hình trạng nho nhã ốm yếu, tính nết điềm tịnh hiền lành. Thuở nhỏ cô lấy chồng, tên là thầy phó Tính, về ở theo quê chồng tại chợ Rạch Miễu"'' (''Điếu cổ hạ kim thi tập'' xuất bản [[1915]]).</ref>, sinh được một gái tên là Nguyễn Thị Vinh. Năm con gái được 2 tuổi thì chồng mất. Từ đó bà thủ tiết nuôi con, thờ chồng và mở trường dạy [[chữ Hán|chữ Nho]] cho học trò trong vùng để sinh sống. Và cũng từ đó, bà thêm trước bút hiệu Nguyệt Anh một chữ "sương" (孀), thành "Sương Nguyệt Anh", có nghĩa là "Nguyệt Anh goá chồng".
 
Những năm [[1906]]-[[1908]], hưởng ứng [[phong trào Đông Du]] của [[Phan Bội Châu]] bà bán một phần điền sản và vận động quyên góp để giúp học sinh xuất dương sang [[Nhật Bản|Nhật]] du học.
 
Năm [[1917]], Sương Nguyệt Anh được một nhóm chí sĩ ái quốc mời làm [[chủ bút]] tờ ''Nữ giới chung'' nghĩa là "tiếng chuông của nữ giới". Tờ báo ra số đầu tiên ngày [[1 tháng 2]] năm [[1918]], với chủ trương nâng cao dân trí, khuyến khích công nông thương và nhất là đề cao vai trò phụ nữ trong xã hội <ref>Toà soạn đặt tại số nhà 15 đường Taberd (nay là đường [[Nguyễn Du]], [[quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh]]). Chủ nhiệm là ông Henri Blanquière. Tờ báo phát hành định kỳ hàng tuần với các chuyên mục: xã thuyết, văn nghệ, gia chánh, học nghề, cùng các trang lời hay ý đẹp và mẹ con nói chuyện. Có thể nói, "Nữ giới chung" là tờ báo đầu tiên ở Việt Nam thời đó chú trọng đến việc dạy nữ công, đức hạnh phụ nữ và phê phán những luật lệ khắt khe đối với nữ giới.[http://www.quehuong.org.vn/vi/nr050307131435/nr050106094245/nr050302121615/ns060616092328],</ref>. Nhưng dù ngòi bút của Sương Nguyệt Anh có khéo léo đến đâu, tầm ảnh hưởng của tờ báo này khiến mật thám Pháp e ngại. [[tháng bảy|Tháng 7]] năm [[1918]], tờ ''Nữ giới chung'' bị đình bản <ref>Theo Nguyễn Ngọc Hiền'', Nữ sĩ Việt Nam'', Nhà xuất bản Thanh Niên, 2005, tr.478.</ref>. Cũng ngay lúc này, người con gái độc nhất của bà (Nguyễn Thị Vinh)<ref>Cô Vinh lấy chồng là ông [[Mai Văn Ngọc|Mai Bạch Ngọc]] (hay Mai Văn Ngọc), sinh một cô con gái đặt tên Mai Huỳnh Hoa nhũ danh Kim Ba, sau này kết duyên với nhà hoạt động chính trị [[Phan Văn Hùm]] ([[1902]]-[[1946]]), tác giả ''Ngồi tù khám lớn'' ([[1929]])</ref> vừa sinh nở xong, ngã bệnh qua đời.