Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giang Văn Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Đã cứu 0 nguồn và đánh dấu 1 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.8
Dòng 32:
:''Bạch Đằng thuở trước máu còn loang''<ref name="bienphong.com.vn"/>
[[Tập tin:Mộ Giang Văn Minh 3.JPG|nhỏ|phải|Khuôn viên phần mộ Thám hoa Giang Văn Minh|280x280px]]Vế đối này vừa chỉnh, vừa nhắc lại việc người Việt đã ba lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên [[Sông Bạch Đằng]], hàm ý rằng các cuộc xâm lược Đại Việt của triều đình phương Bắc luôn chuốc lấy thất bại. Hơn nữa, cột đồng Mã Viện là một thứ mơ hồ không chắc đã có thật, còn sông Bạch Đằng thì hiển hiện như một vết nhơ trong lịch sử xâm lược của triều đình phương Bắc.
Vào thời bấy giờ, câu đối này được xem là cái tát thẳng vào mặt hoàng đế Minh Tư Tông trước đông đảo văn võ bá quan nhà Minh và sứ bộ các nước. Vua nhà Minh bừng bừng lửa giận quên mất thể diện thiên triều, bất chấp luật lệ bang giao, đã trả thù bằng cách trám đường vào miệng và mắt ông, rồi cho người mổ bụng xem ''"bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu"''. Sự việc này xảy ra vào ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639). Nhưng Minh Tư Tông vẫn kính trọng ông và sợ bị Đại Việt trả thù khi mà tình hình nhà Minh lúc đó đang ngày càng nguy cấp do các cuộc nổi dậy trong nước cũng như sự xâm lược của người [[Người Mãn|người Mãn Châu]] bên ngoài nên Minh Tư Tông không muốn có thêm một đối thủ nào nữa và đã cho ướp xác ông bằng thủy ngân và đưa thi hài ông về nước<ref name="BaoBD" /><ref>[http://vns.hnue.edu.vn/WItemdetail.aspx?ItemID=421 Mông Phụ - tên đất, tên người]{{Liên kết hỏng|date=2021-04-30 |bot=InternetArchiveBot }} (14/11/2008)</ref>.
 
Khi thi hài của ông về đến Kinh thành Thăng Long, vua [[Lê Thần Tông]] và chúa [[Trịnh Tráng]] bái kiến linh cữu ông<ref name="BaoBD" /> và truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh Quận công<ref name="VB32" />, ban tặng câu ''"Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng"'' (tức là ''Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ'').