Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quần đảo Hoàng Sa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 322:
 
===Quan điểm của Trung Quốc và Đài Loan===
[[Tập tin:DaiThanhVanNienNhatThongThienHaToanDo.jpg|nhỏ|600px|phải|Phần bản đồ [[Biển Đông]] và các quốc gia ven bờ tây của nó, trích từ Đại Thanh vạn niên nhất thống thiên hạ toàn đồ (大清萬年一統天下全圖). Bản đồ gốc là bản đồ mô tả Thế giới qua góc nhìn của người nhà Thanh Trung Quốc vào cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19: Việt Nam (An Nam quốc (安南國, [[Đàng Ngoài]]) và Quảng Nam (廣南本安南地, [[Đàng Trong]])), [[Thái Lan]] (暹羅國, Xiêm La quốc), [[Lào]] (車里 (Xa Lý), 老撾 (Lão Qua)), [[Chân Lạp]] (小真嶼, 大真嶼, tiểu và đại Chân Dự) và các đảo nhỏ thuộc Biển Đông: Ngoại La Sơn (外羅山, đảo [[Lý Sơn]]), Vạn Lý Trường Sa (萬里長沙, quần đảo Hoàng Sa), Vạn Lý Thạch Đường (萬里石塘, [[quần đảo Trường Sa]]), tiểu và đại Côn Lôn (崑崙, [[Côn Đảo]]).]]
Theo quan điểm của [[Trung Quốc]] và [[Đài Loan]], họ tuyên bố có chủ quyền lâu đời đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
*Quần đảo Hoàng Sa kể từ khi bắt đầu thời kỳ [[nhà Hán]] (năm 206 trước công nguyên) đã là lãnh thổ Trung Quốc. Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, "Dị vật chí" (异物志) của Dương Phu (楊孚) thời Đông Hán có viết "Trướng hải kỳ đầu,thủy thiển nhi đa từ thạch" (''Biển sóng triều dâng gập ghềnh đá ngầm, nước cạn mà nhiều đá nam châm'') trong đó "Trướng Hải" (涨海, ''biển trướng'') là tên người Trung Quốc thời đó dùng để gọi [[Biển Đông]] và "kỳ đầu" (崎头, ''đá ngầm gồ ghề'') là tên người Trung Quốc đương thời dùng để chỉ các đảo, đá ngầm.... ở quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) tại Biển Đông.<ref name="fmp"/>