Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học phương Tây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Triết học phân tích: Sửa lại trình bày
Dòng 519:
Trong ngôn ngữ thường ngày, mối quan hệ logic này thường được ẩn giấu và có thể chỉ được làm rõ bằng cách phân tích các đối tượng trong mệnh đề thành những đối tượng đơn giản và tường minh hơn. Chẳng hạn, mệnh đề: “[[Đế quốc Áo-Hung]] đang chiến tranh với Nga” có thể được phân tích thành:''{{Sfn|Kenny|2006|p=367}}''
 
# <p style="font-family:new times roman">''<big>Với một số ''x và một số'' ''y'', ''x'' = [[Đế quốc Áo]]</big>'' </p>
# <p style="font-family:new times roman">''<big>và ''y'' = [[Vương quốc Hungary]]</big>'' </p>
# <p style="font-family:new times roman">''<big>x hợp nhất với y</big>'' </p>
# <p style="font-family:new times roman">''<big>x đang chiến tranh với Nga</big>'' </p>
# <p style="font-family:new times roman">''<big>y đang chiến tranh với Nga</big>'' </p>
 
Như vậy, đối tượng Áo-Hung đã được phân tích thành hai đối tượng là Đế quốc Áo và Vương quốc Hung; tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đầu tiên vì hai chủ thể này vẫn còn là những chủ thể phức tạp được cấu thành từ vô số các yếu tố khác.''{{Sfn|Kenny|2006|p=367}}'' Wittgenstein tin rằng, nếu ta tiếp tục quá trình phân tích như trên, cuối cùng ta sẽ có được một dãy gồm toàn các đối tượng đơn giản, mối quan hệ giữa các đối tượng này sẽ phản ánh, có thể chính xác hoặc không chính xác, mối quan hệ của những đối tượng này trong thế giới. Những mệnh đề không thể phân tích được thành những yếu tố đơn giản giống như vậy sẽ là những mệnh đề giả và do vậy vô nghĩa (Wittgenstein cho rằng hầu hết các tuyên bố về tôn giáo, đạo đức và triết học thuộc về loại mệnh đề giả này).''{{Sfn|Kenny|2006|p=368}}'' Với cuốn sách của mình, Wittgenstein tuyên bố đã giải quyết xong tất cả các vấn đề triết học và ông từ bỏ môn học này.''{{Sfn|Kenny|2006|p=368}}''