Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học phương Tây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 532:
 
=== Hiện tượng học và triết học hiện sinh ===
Rời khỏi mảnh đất của triết học phân tích tại nước Anh và một số vùng của Hoa Kỳ để đến với châu Âu lục địa, ta sẽ thấy một bộ mặt hoàn toàn khác của triết học tại đây. Như đã nói, cũng như các nhà triết học phân tích, các triết gia châu Âu lục địa truy tìm câu trả lời cho những câu hỏi như: “Ý thức là gì” hay “Làm người thì có ý nghĩa gì?” song họ không phân tích từ ngữ “ý thức” và “làm người” để tìm ra đáp án cho những vấn đề này. Trái lại, họ tin rằng: ta phải nhìn thật sâu vào trải nghiệm mà ta đang có để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi này. Dù bắt nguồn từ [[Friedrich Nietzsche|Nietzsche]][[Søren Kierkegaard|Kierkegaard]] từ thế kỷ 19, chủ nghĩa hiện sinh của thế kỷ 20 không thể được hiểu nếu không quy chiết đến các tác phẩm của Husserl. Rất nhiều những nhà triết học lục địa lớn đều đã học hoặc đã đọc Husserl. Điểm thú vị là, trong khi Husserl là một nhà toán học và mong muốn biến triết học thành một bộ môn khoa học tuyệt đối, nhiều môn đệ của ông lại là những nhà thơ, những tiểu thuyết gia cực kỳ xuất sắc'''.''' {{Sfn|Lawhead|2013|p=539}}
 
==== Edmund Husserl ====
'''[[Edmund Husserl]]''' sinh vào năm 1859, cũng là năm sinh của [[John Dewey]]. Động lực lớn trong các công trình của Husserl là “sự chắc chắn”. Ông kịch liệt chỉ trích thái độ [[duy nhiên]] (en. ''Naturalism''), chính là thái độ cho rằng các khách thể có tính tuyệt đối và tất thảy mọi sự trên thế giới này đều có thể hoàn toàn giải thích bằng các môn khoa học tự nhiên. Khoa học, dù có khách quan đến đâu, cũng đều có nền tảng là từ ''ý thức'' của chính con người; xa rời khỏi nền tảng này chỉ dẫn ta đi đến những ngõ cụt. Vậy, nếu như ý thức chính là suối nguồn cho mọi hiểu biết của ta, Husserl cho rằng: ta sẽ phải tiếp cận nó theo một cách hoàn toàn khác.{{Sfn|Lawhead|2013|p=540-541}}
 
Husserl đã phát triển một phương pháp, được gọi là [[hiện tượng học]] (en. ''Phenomenology''). Cũng giống như cách Hegel dùng chữ này, “hiện tượng học” là môn học nghiên cứu về những đối tượng xuất hiện trong kinh nghiệm của chúng ta.{{Sfn|Lawhead|2013|p=540-541}} Husserl đã đi ngược lại các triết gia trước đó khi không cho rằng thế giới là tuyệt đối và bất biến (thái độ duy nhiên), trái lại, thế giới này chỉ là thế giới mà ''ta'' ''đã'' nhìn thấy. Nói cách khác, hiện tượng học không coi một điều gì là tất nhiên mà quyết thẩm tra về cách mà ta nhìn thế giới, quyết tìm ra tại sao ta lại nhìn thế giới như thế này mà không phải thế khác.{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=162}}
 
Một trong những khám phá quan trọng của Husserl là [[tính ý hướng]] (la. ''Intentio''), đó là, ý thức bao giờ cũng là ý thức về một cái gì. Triết học [[Chủ nghĩa duy lý|duy lý]] cho rằng ý thức có thể tồn tại độc lập với thế giới, đứng ngoài thế giới. Nhưng Husserl đã chỉ ra rằng, ý thức của ta luôn luôn có đối tượng; đối tượng đó có thể là những dòng chữ mà ta đang đọc, là đồ vật xung quanh, là những kỷ niệm mà ta đang hồi tưởng...{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=163}} '''Ý thức bao giờ cũng là một ý hướng''': nó luôn ''hướng'' ''đến'' một đối tượng nào đó; bên trong nó không chứa đựng gì cả.{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=164}}
 
Quan trọng không kém điều đã trình bày ở trên, '''đối tượng bao giờ cũng là đối tượng cho một ý thức'''. Một đối tượng không thể là đối tượng cho một sự vật khác, vì sự vật không có khả năng tri giác và nhận thức đối tượng; nó phải là đối tượng cho một ý thức. Hơn thế, cùng một đối tượng nhưng những ý thức khác nhau sẽ đối diện và nhìn nhận nó theo những cách khác nhau.{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=166-167}} Đứng trước một [[Phật]] điện, có người sẽ thấy đó là một nơi thờ tự linh thiêng, có người lại thấy những pho tượng thờ là những tác phẩm [[điêu khắc]] tinh xảo và hẳn có người sẽ thấy bàn thờ đó mang dấu tích của một thời đại lịch sử nhất định. CùngDẫu là cùng một đối tượng, nhưng nhiều ý thức sẽ nhìn nhận nó theo những cách thật khác nhau. Triết học cổ điển hẳn đã muốn có cái nhìn của Thượng đế: “biết thấu tỏ sự vật”, nên mới thể hiện thế giới như là một thứ gì đó tuyệt đối và cứng nhắc.{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=166-167}}
 
Như vậy, ý thức và đối tượng có một mối liên hệ chặt chẽ với nhau, ngang hàng với nhau; không thể có cái này tồn tại mà cái kia không tồn tại. Từ trước đến nay, các nhà khoa học, hay thậm chí là các nhà văn, đều mô tả thế giới như thể đó là một cái gì đó lạnh lùng, duy nhiên và tách biệt với ý thức con người. Nhưng nhà hiện tượng học coi thế giới là '''“cái tôi đã nhìn và đã sống”''', một thế giới phong phú và chứa đựng vô vàn điều mầu nhiệm.{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=172-173}} Để có thể bước vào địa hạt hiện tượng học, Husserl đề ra một phương pháp.
 
Phương pháp hiện tượng học này được ông gọi là những “giảm trừ” (reductionen. ''Reduction''). Có ba bước giảm trừ là giảm trừ triết học, giảm trừ yếu tính và giảm trừ hiện tượng học. "Giảm trừ triết học" là làm điều mà [[René Descartes|Descartes]] đã làm: nghi ngờ hết thảy mọi sự, không coi cái gì là hiển nhiên hết, ta gạt mọi các tư tưởng trước đó ra ngoài để có thể tự mình bước đi. "Giảm trừ yếu tính", như Husserl nói, là ''“đặt thế giới vào trong ngoặc đơn”'', là tạm thời không để tâm, không chú ý đến sự hiện hữu của thế giới thiên nhiên mà chỉ chuyên chú đến đối tượng đang được ý thức mà ta hướng đến. Đến bước giảm trừ hiện tượng học, ý thức và thực tại gắn chặt với nhau thành một thực tại duy nhất. Thế giới ta đạt được lúc này không phải là thế giới tuyệt đối hay là thế giới như được nhắc đến trong sách vở, mà chính là thế giới ta đã thực sự nhìn thấy, thực sự sống với nó.{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=174-178}}
 
==== Martin Heidegger ====
'''[[Martin Heidegger]]''' là học trò của Husserl và là một trong số những gương mặt triết gia Đức nổi bật nhất của thế kỷ 20. Năm 1927, ông cho ra đời tác phẩm tiêu biểu và có ảnh hưởng nhất của mình, ''[[Hữu thể và Thời gian]]'' (de. ''Sein und Zeit'' , en. ''Being and Time)''. Heidegger biết rằng ông mang nợ Husserl rất nhiều nên đã đề tặng tác phẩm này cho người thầy của mình; tuy nhiên, về mặt triết học, Heidegger và Husserl có nhiều điểm khác biệt lớn. Nếu như Husserl tin rằng: bằng phương pháp hiện tượng học, các lớp trải nghiệm sẽ được bóc tách và kết quả của quá trình là một ý thức thuần túy thì Heidegger không cho rằng tồn tại cái gọi là “ý thức thuần túy” như vậy. Heidegger đặt trọng tâm triết học của mình vào sự '''hiện hữu''' ("tồn tại", en. ''Being''), thứ đi trước và đặt nền tảng cho tất cả những trải nghiệm mà ta có.{{Sfn|Lawhead|2013|p=546-547}}
 
Toàn bộ triết học của Heidegger có thể nói là xoay quanh chữ '''''[[Dasein]]'''''. Ông giải thích chữ ''Dasein'' của mình như sau: “Da” mang nghĩa nguyên thủy của nó là “đối diện” còn “Sein” được hiểu như một động từ nên có nghĩa là “hiện hữu”. Trước Heidegger, Hegel cũng nhắc tới “Dasein” nhưng cũng giống như các triết gia khác, chữ này được dùng để chỉ những hữu thể đã hình thành, đã cứng đọng thành những sự vật. Trái lại, Heidegger muốn đi sâu hơn, ông muốn vén màn cho hiện hữu, tức: sự ''hình thành'' của những hữu thể đó.{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=348}} Để có thể thâm nhập vào triết học của Heidegger, ta cần gác lại cái nhìn thường ngày khi cho rằng các hữu thể đã hình thành, cố định và đi sâu vào hiện hữu hay chính là sự hình thành các hữu thể, sự hình thành của chính thế giới mà ta biết.{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=347-349}}
 
Trong triết học của Heidegger, con người là daseinDasein và là một [[hữu-tại-thế]] (zh. 有在世, de. ''In-der-welt-sein'', “hiện hữu trong thế giới”). Chữ “thế [giới]” ở đây không có nghĩa là thế giới với tư cách là không-thời gian để chứa đựng con người như ta thường hiểu; ngược lại, triết gia người Đức cho rằng chính sinh hoạt của Dasein mới làm phát sinh ra không gian và thời gian. Một ví dụ nhỏ để làm rõ điều này là, những khái niệm căn bản mà ta dùng để chỉ không gian như: “đây”, “đó”, “ngoài kia”, “bên dưới”… đều ''bắt nguồn'' từ nơi con người; nếu không có con người làm căn cứ, các khái niệm trên trở nên thật mơ hồ.{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=356}}
 
Cũng như vậy, thời gian phát sinh từ chính con người. Nhiều triết gia trước đó như [[Aristoteles|Aristotle]], [[Immanuel Kant|Kant]][[Henri Bergson|Bergson]] cũng đã chỉ ra tính chất lệ thuộc của thời gian vào sinh hoạt của con người nhưng không triệt để như Heidegger. Bergson đã có một quan sát rất chính xác rằng: “Chiếc kim đồng hồ chỉ ở một vị trí vào một khoảnh khắc, nên nếu không có trí nhớ của ta để nhớ rằng trước khi ở số 6 thì kim đã ở số 3, thì sẽ không có sự chuyển động của chiếc kim, và tất nhiên là không có thời giờ.” Hai khái niệm này (“cái đã qua” và “cái đang là”) không thể tồn tại cùng lúc một cách khách quan, mà ''chỉ'' ''tồn tại'' trong ''trải nghiệm của con người'' mà thôi. Heidegger cho rằng, bản chất của con người là “ném mình ra phía trước”, nó đang ở hiện tại mà đã ném mình về tương lai, đang ở hiện tại mà còn ném mình về phía quá khứ nữa.{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=361}} Đây được gọi là [[thời gian tính]] của Dasein, “quá khứ”, “hiện tại” và “tương lai” chỉ là ba thế xuất hiện của một thời gian tính duy nhất: không thể có có hiện tại nếu không có tương quan với quá khứ và tương lai, tương tự, không thể có tương lai và quá khứ nếu không quy chiếu đến hiện tại.{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=362}}
 
Khép lại phần của Heidegger, ta hãy xem xét phương diện “hiện sinh” trong triết học của ông. Nhà triết học cho rằng, vì coi thế giới cố định là quá hiển nhiên mà ta bị nhiễm cái vẻ duy sự của nó. Ta quên đi sự hiện hữu của mình mà bị nhấn chìm trong thế giới. Một mối nguy khác nữa là tính cách “dụng“[[dụng cụ”cụ]]”. “Dụng cụ” là thứ nối dài cho khả năng tác động của ta: cái búa để ta đập, cái máy tính để ta làm việc… Nhưng việc dùng dụng cụ đặt ta trong mối tương quan với chúng, chỉ sinh hoạt với tinh thần dụng cụ thì sớm muộn gì chính ta cũng bị kéo xuống thành một sự vật.{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=364-365}} Để vượt lên trên những điều này, ta cần luôn tỉnh thức về sự hiện hữu của chính mình, luôn tiếp thông với thế giới để đưa những điều chưa thành hình ra ánh sáng. Và luôn làm mới bản thân, khai thác những tiềm năng của bản thân và “tự vượt qua chính mình để đến với cái khả hữu của mình”, đến với cái chí thiện.{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=366}}
 
==== Jean-Paul Sartre ====
Nhà triết học nổi tiếng nhất của chủ nghĩa hiện sinh có lẽ là [[Jean-Paul Sartre|'''Jean-Paul Sartre''']]. Ông là một nhà văn sắc bén, một nhà tâm lý có tài và là một nhà triết học đặc biệt.{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=298}} Các tác phẩm của ông đã lột tả được trải nghiệm và tâm lý của những con người đang sống trong thế kỷ 20 đầy biến động.{{Sfn|Lawhead|2013|p=558}} Ông từ chối giải thưởng [[Giải Nobel Văn học|Nobel Văn học]] vào năm 1964 vì không muốn có mối ràng buộc với các thiết chế. Sartre là người đã mang triết học hiện sinh “xuống đường”, thâm nhập và ánhảnh hưởng sâu rộng đến vô số cuộc đời trong xã hội, đặc biệt là trong giới trẻ.{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=300}} Khi ông mất năm 1980, khoảng năm mươi nghìn người (chủ yếu là các học sinh, sinh viên) đã xuống lòng đường Paris đưa tiễn ông.{{Sfn|Lawhead|2013|p=559}}
 
“Thừa thãi” và “Phi lý” là những từ có thể được dùng để cô đọng thế giới quan của Sartre.{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=316}} Các sự vật trong thế giới của ông đều “đặc sệt, nhầy nhụa và bất di dịch”. Mọi thứ đều cứ nằm lì và trơ trơ ra đấy, chẳng có cái gì cả; sự bất động vô nghĩa này khiến con người cảm thấy chán ngán, “buồn nôn”.{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=322}} Cảm giác này được Sartre miêu tả chi tiết trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “[[Buồn nôn (tiểu thuyết)|Buồn nôn]]” (en. ''The Nausea'') của ông: anh chàng Adolphe mệt mỏi, chán nản đang ngồi trong công viên, ánh mắt của anh ta dừng lại tại một cái rễ cây. Cái rễ cây ấy trông như đang bò ra, đấy là “trông như” thôi, còn thực sự thì nó lì lì, vô nghĩa. Tại sao nó lại màu đen thế này, tại sao nó lại xù xì như thế, sao nó không là cái gì khác… những câu hỏi này chẳng có nghĩa lỳ gì cả, mọi thứ của cái rễ này trông thật thừa thãi so với chính nó; tự thân nó cũng chẳng có ý nghĩa gì cả.{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=310}} Sartre thấy sự vật nào cũng cứng đọng, lầm lì và phi lý như vậy.{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=310}}
 
Nếu mọi sự đều phi lý và vô nghĩa như vậy, hẳn cuộc đời con người phải mang một ý nghĩa nào đó? Sartre không cho rằng như vậy, cuộc đời con người tự nó cũng vô nghĩa, chỉ có ý nghĩa do con người gán cho nó mà thôi.{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=323}} Sartre đưa ra một ví dụ nổi bật, ông bảo ta hãy tưởng tượng ra một con dao rọc giấy; con dao này đã được chế tạo để phù hợp với công dụng của nó: nó có một cái lưỡi sắc bén nhưng không gây nguy hiểm, nó cần được làm bằng một chất liệu phù hợp như kim loại, gỗ chứ không phải là bơ hay lông chim…Những đặc điểm này được gọi là “yếu tính” (en. ''Essense'') của “dao rọc giấy”, chúng phải xuất hiện trước và định hình nên con dao rọc giấy.{{Sfn|Buckingham|2019|p=269}} Nhưng con người thì sao? Ông cho rằng, không có kế hoạch nào cho con người cả, con người chẳng phải là tạo tác của Thượng đế và cũng chẳng được thiết kế để thực hiện một sứ mệnh gì cả.{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=324}} Một cách cô đọng, Sartre viết: “Hiện hữu có trước yếu tính” (hoặc “hiện sinh có trước bản tính”); con người không có sẵn yếu tính, nó phải tự tạo ra ý nghĩa cho mình.{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=324}}{{Sfn|Buckingham|2019|p=270}}
 
Con người được toàn quyền quyết định cho cuộc đời của mình nhưng chính sự tự do này lại là một nỗi đau khổ. Sartre viết: “Con người bị kết án phải tự do”, dù có làm gì và làm thế nào, con người không thể thoát khỏi sự tự do này.{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=325}} Vì không có một thế lực nào tác động đến ta và chính ta cũng không có sẵn yếu tính nào cả, ta phải chịu trách nghiệm với mọi điều ta làm vì đó là lựa chọn của chính ta. Ngay tại lúc này, ta có thể đang buồn chán, nhưng theo Sartre, sự buồn chán đó là do chính ta chọn lấy, không ai ép ta phải như vậy cả.{{Sfn|Warburton|2011|p=198}} Niềm tin tồi tệ (en. ''Bad faith'') mà con người có thể có là phủ nhận sự tự do của chính mình, coi con người là sản phẩm của hoàn cảnh hoặc những quyết định trong quá khứ. “Tôi vốn đã như thế này rồi” hoặc “Tôi không còn lựa chọn nào khác” là một vài ví dụ cho điều này, Sartre cho rằng: con người luôn có thể tự quyết cách mà họ sống, con người họ trở thành và ý nghĩa cho cuộc đời họ. Con người chính là tự do và ta chịu tất cả trách nghiệm (cùng những trải nghiệm như lo lắng, đâu khổ và tuyệt vọng) cho ý nghĩa cuộc đời mà ta tạo ra.{{Sfn|Lawhead|2013|p=563}}
 
Nhờ công lớn nhất của Sartre, triết học hiện sinh xâm nhập vào mọi khía cạnh trong xã hội của thế kỷ 20, đặc biệt là tại nước Pháp, biến đây trở thành trào lưu triết học có ảnh hưởng nhất tại châu Âu lục địa vào thời điểm đó.{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=6}} Chủ nghĩa hiện sinh cũng bước vào trong cả thơ, tiểu thuyết và phim ảnh; nó lôi cuốn được rất đông người theo đuổi (chủ yếu là thanh thiếu niên) và khiến người ta phải suy tưởng về ý nghĩa cho sự tồn tại của chính bản thân mình.{{Sfn|Warburton|2011|p=201}} Dù vậy, cũng cần nhớ rằng, đây chỉ là bề nổi của triết hiện sinh, một trường phái triết học thực sự đa dạng và chứa đựng vô cùng nhiều những suy tưởng và phản tỉnh.{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=6}} Triết học hiện sinh tiếp tục sống và tồn tại trong thế kỷ 21 này, dù ảnh hưởng của nó không còn vang dội và mạnh mẽ như những năm giữa thế kỷ trước.{{Sfn|Lawhead|2013|p=567}}
Dòng 607:
* [http://triethoc.edu.vn/ triethoc.edu.vn]
* [http://sophiasdialectic.com Philosophy Wiki]
{{Kiểm soát tính nhất quán}}{{Viết tắt triết học}}
[[Thể loại:Triết học phương Tây|*]]
[[Thể loại:Văn hóa phương Tây]]