Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học phương Tây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Bertrand Russell: Thêm ảnh, sửa lại trình bày
Dòng 491:
 
:<p style="font-family:new times roman">'''<big>Nếu</big>''' <big><math> R = \{ x \mid x \not \in x \} \text{, suy ra } R \in R \iff R \not \in R</math></big></p>
[[Tập tin:Russell, Whitehead - Principia Mathematica to 56.jpg|nhỏ|317x317px|Bìa cuốn ''Principia Mathematica'' ("Những nguyên lý toán học") của [[Bertrand Russell|Russell]] và [[Alfred North Whitehead|Whitehead.]] Sử dụng những nguyên tắc logic, Russell đã chứng minh "1+1=2" trong tác phẩm này (tại '''✸54.43''')'''.''']]
 
Russell đã đưa ra các lý thuyết bổ sung để giải quyết nghịch lý này. Frege, đang rất chán nản sau khi nhìn thấy lỗ hổng, cũng đã nỗ lực và thử nhiều cách khác nhau nhằm cứu vãn hệ thống logic của mình. Tuy nhiên, đến năm 1931, '''[[Kurt Gödel]]''' xuất bản [[Các định lý bất toàn của Gödel|những định lý bất toàn]] nổi tiếng của ông và chỉ rõ rằng: những nỗ lực xây dựng bộ môn đại số hoàn chỉnh trên cơ sở các tiên đề như Russell và Frege đang làm là hoàn toàn '''bất khả thi'''. Dù không thể hoàn thành mục tiêu của mình, các khái niệm và phát triển của Frege và Russell đã cách mạng bộ môn logic học và thực sự đáng trân trọng. {{Sfn|Kenny|2006|p=358-359}}
 
Dòng 513:
 
==== Ludwig Wittgenstein ====
[[Tập tin:35. Portrait of Wittgenstein.jpg|nhỏ|237x237px|Ảnh chân dung [[Ludwig Wittgenstein]] khi ông nhận học bổng của trường Trinity College vào năm 1929.]]
Người học trò nổi tiếng nhất của Russell chính là '''[[Ludwig Wittgenstein]]'''. Ông là con út trong một gia đình danh giá tại [[Viên|Vienna]], tư dinh Wittgenstein từng đón tiếp nhiều gương mặt kiệt xuất trong nghệ thuật như [[Johannes Brahms]] và [[Gustav Mahler]]. Nhưng cũng thật bi kịch, khuynh hướng tự phê bình khắc nghiệt đến độ trầm nhược và tự tử hiện diện rõ rệt trong gia đình ông. Ba trong số bốn người anh trai của Wittgenstein đã tự tử; người còn lại trong số họ – [[Paul Wittgenstein]] – là một nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng trong thế kỷ 20 dù đã mất đi cánh tay phải trong chiến tranh.{{Sfn|Mai Sơn|2007|p=337}}
 
Hàng 524 ⟶ 525:
# <p style="font-family:new times roman">''<big>x đang chiến tranh với Nga</big>'' </p>
# <p style="font-family:new times roman">''<big>y đang chiến tranh với Nga</big>'' </p>
[[Tập tin:Kaninchen und Ente.svg|nhỏ|221x221px|'''"Thỏ hay Vịt?"''' Giải thích cho sự đổi ý của mình, Wittgenstein lấy ví dụ bằng bức ảnh ảo giác này. Chỉ là một hình ảnh, nhưng có thể được cảm nhận như là hai đối tượng khác nhau ở hai góc nhìn khác nhau.]]
 
Như vậy, đối tượng Áo-Hung đã được phân tích thành hai đối tượng là Đế quốc Áo và Vương quốc Hung; tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đầu tiên vì hai chủ thể này vẫn còn là những chủ thể phức tạp được cấu thành từ vô số các yếu tố khác.''{{Sfn|Kenny|2006|p=367}}'' Wittgenstein tin rằng, nếu ta tiếp tục quá trình phân tích như trên, cuối cùng ta sẽ có được một dãy gồm toàn các đối tượng đơn giản, mối quan hệ giữa các đối tượng này sẽ phản ánh, có thể chính xác hoặc không chính xác, mối quan hệ của những đối tượng này trong thế giới. Những mệnh đề không thể phân tích được thành những yếu tố đơn giản giống như vậy sẽ là những mệnh đề giả và do vậy vô nghĩa (Wittgenstein cho rằng hầu hết các tuyên bố về tôn giáo, đạo đức và triết học thuộc về loại mệnh đề giả này).''{{Sfn|Kenny|2006|p=368}}'' Với cuốn sách của mình, Wittgenstein tuyên bố đã giải quyết xong tất cả các vấn đề triết học và ông từ bỏ môn học này.''{{Sfn|Kenny|2006|p=368}}''
 
Hàng 535 ⟶ 536:
 
==== Edmund Husserl ====
[[Tập tin:Edmund Husserl 1910s.jpg|nhỏ|266x266px|[[Edmund Husserl]], ảnh chụp vào năm 1910.]]
'''[[Edmund Husserl]]''' sinh vào năm 1859, cũng là năm sinh của [[John Dewey]]. Động lực lớn trong các công trình của Husserl là “sự chắc chắn”. Ông kịch liệt chỉ trích thái độ [[duy nhiên]] (en. ''Naturalism''), chính là thái độ cho rằng các khách thể có tính tuyệt đối và tất thảy mọi sự trên thế giới này đều có thể hoàn toàn giải thích bằng các môn khoa học tự nhiên. Khoa học, dù có khách quan đến đâu, cũng đều có nền tảng là từ ''ý thức'' của chính con người; xa rời khỏi nền tảng này chỉ dẫn ta đi đến những ngõ cụt. Vậy, nếu như ý thức chính là suối nguồn cho mọi hiểu biết của ta, Husserl cho rằng: ta sẽ phải tiếp cận nó theo một cách hoàn toàn khác.{{Sfn|Lawhead|2013|p=540-541}}
 
Hàng 548 ⟶ 550:
 
==== Martin Heidegger ====
[[Tập tin:Heidegger 2 (1960).jpg|nhỏ|269x269px|Ảnh chụp [[Martin Heidegger]] vào năm 1960.]]
'''[[Martin Heidegger]]''' là học trò của Husserl và là một trong số những gương mặt triết gia Đức nổi bật nhất của thế kỷ 20. Năm 1927, ông cho ra đời tác phẩm tiêu biểu và có ảnh hưởng nhất của mình, ''[[Hữu thể và Thời gian]]'' (de. ''Sein und Zeit'' , en. ''Being and Time)''. Heidegger biết rằng ông mang nợ Husserl rất nhiều nên đã đề tặng tác phẩm này cho người thầy của mình; tuy nhiên, về mặt triết học, Heidegger và Husserl có nhiều điểm khác biệt lớn. Nếu như Husserl tin rằng: bằng phương pháp hiện tượng học, các lớp trải nghiệm sẽ được bóc tách và kết quả của quá trình là một ý thức thuần túy thì Heidegger không cho rằng tồn tại cái gọi là “ý thức thuần túy” như vậy. Heidegger đặt trọng tâm triết học của mình vào sự '''hiện hữu''' ("tồn tại", en. ''Being''), thứ đi trước và đặt nền tảng cho tất cả những trải nghiệm mà ta có.{{Sfn|Lawhead|2013|p=546-547}}
 
Hàng 559 ⟶ 562:
 
==== Jean-Paul Sartre ====
[[Tập tin:Simone de Beauvoir & Jean-Paul Sartre in Beijing 1955.jpg|nhỏ|219x219px|[[Jean-Paul Sartre]] cùng [[Simone de Beauvoir]] tại [[Bắc Kinh]], năm 1955.]]
Nhà triết học nổi tiếng nhất của chủ nghĩa hiện sinh có lẽ là [[Jean-Paul Sartre|'''Jean-Paul Sartre''']]. Ông là một nhà văn sắc bén, một nhà tâm lý có tài và là một nhà triết học đặc biệt.{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=298}} Các tác phẩm của ông đã lột tả được trải nghiệm và tâm lý của những con người đang sống trong thế kỷ 20 đầy biến động.{{Sfn|Lawhead|2013|p=558}} Ông từ chối giải thưởng [[Giải Nobel Văn học|Nobel Văn học]] vào năm 1964 vì không muốn có mối ràng buộc với các thiết chế. Sartre là người đã mang triết học hiện sinh “xuống đường”, thâm nhập và ảnh hưởng sâu rộng đến vô số cuộc đời trong xã hội, đặc biệt là trong giới trẻ.{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=300}} Khi ông mất năm 1980, khoảng năm mươi nghìn người (chủ yếu là các học sinh, sinh viên) đã xuống lòng đường Paris đưa tiễn ông.{{Sfn|Lawhead|2013|p=559}}
 
Hàng 564 ⟶ 568:
 
Nếu mọi sự đều phi lý và vô nghĩa như vậy, hẳn cuộc đời con người phải mang một ý nghĩa nào đó? Sartre không cho rằng như vậy, cuộc đời con người tự nó cũng vô nghĩa, chỉ có ý nghĩa do con người gán cho nó mà thôi.{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=323}} Sartre đưa ra một ví dụ nổi bật, ông bảo ta hãy tưởng tượng ra một con dao rọc giấy; con dao này đã được chế tạo để phù hợp với công dụng của nó: nó có một cái lưỡi sắc bén nhưng không gây nguy hiểm, nó cần được làm bằng một chất liệu phù hợp như kim loại, gỗ chứ không phải là bơ hay lông chim…Những đặc điểm này được gọi là “yếu tính” (en. ''Essense'') của “dao rọc giấy”, chúng phải xuất hiện trước và định hình nên con dao rọc giấy.{{Sfn|Buckingham|2019|p=269}} Nhưng con người thì sao? Ông cho rằng, không có kế hoạch nào cho con người cả, con người chẳng phải là tạo tác của Thượng đế và cũng chẳng được thiết kế để thực hiện một sứ mệnh gì cả.{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=324}} Một cách cô đọng, Sartre viết: “Hiện hữu có trước yếu tính” (hoặc “hiện sinh có trước bản tính”); con người không có sẵn yếu tính, nó phải tự tạo ra ý nghĩa cho mình.{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=324}}{{Sfn|Buckingham|2019|p=270}}
[[Tập tin:Nighthawks by Edward Hopper 1942.jpg|nhỏ|426x426px|Bức tranh ''[[Nighthawks]]'' (1942) của [[Edward Hopper]]. Hình ảnh này có thể được dùng để miêu tả một số khía cạnh trong triết học của Sartre: sự xa cách, tha hóa nhưng cũng nhấn mạnh sự tự do và độc lập của từng cá nhân trong xã hội. ]]
 
Con người được toàn quyền quyết định cho cuộc đời của mình nhưng chính sự tự do này lại là một nỗi đau khổ. Sartre viết: “Con người bị kết án phải tự do”, dù có làm gì và làm thế nào, con người không thể thoát khỏi sự tự do này.{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=325}} Vì không có một thế lực nào tác động đến ta và chính ta cũng không có sẵn yếu tính nào cả, ta phải chịu trách nghiệm với mọi điều ta làm vì đó là lựa chọn của chính ta. Ngay tại lúc này, ta có thể đang buồn chán, nhưng theo Sartre, sự buồn chán đó là do chính ta chọn lấy, không ai ép ta phải như vậy cả.{{Sfn|Warburton|2011|p=198}} Niềm tin tồi tệ (en. ''Bad faith'') mà con người có thể có là phủ nhận sự tự do của chính mình, coi con người là sản phẩm của hoàn cảnh hoặc những quyết định trong quá khứ. “Tôi vốn đã như thế này rồi” hoặc “Tôi không còn lựa chọn nào khác” là một vài ví dụ cho điều này, Sartre cho rằng: con người luôn có thể tự quyết cách mà họ sống, con người họ trở thành và ý nghĩa cho cuộc đời họ. Con người chính là tự do và ta chịu tất cả trách nghiệm (cùng những trải nghiệm như lo lắng, đâu khổ và tuyệt vọng) cho ý nghĩa cuộc đời mà ta tạo ra.{{Sfn|Lawhead|2013|p=563}}