Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoàng quý phi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 37:
Theo đó, Na Lạp thị tuy ở vị trí hoàng quý phi nhưng đã có quyền thay hoàng hậu "''nhiếp chính''" việc của hậu cung, nói cách khác thì Na Lạp thị sẽ dùng thân phận hoàng hậu để tham gia các nghi lễ trong thời gian này. Một vai trò cụ thể nhất chính là Na Lạp thị được "'''Dẫn'''" (率; "suất") các phi tần đi chúc mừng Sùng Khánh Thái hậu trong lễ gia tôn huy hiệu<ref>{{harvp|Trương Đình Ngọc|Lưu Dung|loc=[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=86051&remap=gb quyển 131]|ps=: 次日,上诣皇太后宫,率王公大臣行庆贺礼,百官于午门外随行礼,次皇贵妃率贵妃,妃,嫔,公主,王妃,命妇诣皇太后宫行庆贺礼。}}</ref>, văn bản triều Thanh dùng "suất" có hai trường hợp: chỉ đến "cá nhân" đứng đầu (vai chủ) dẫn nhóm người nào đó, hoặc là "nhóm người" nào đó đi đầu dẫn "nhóm người" đi sau. Việc Na Lạp thị được "suất" nhóm phi tần y hệt thông lệ của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu<ref>{{harvp|Trương Đình Ngọc|Lưu Dung|loc=[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=86051&remap=gb quyển 131]|ps=: 至日,上率王公大臣诣皇太后宫躬进册宝,行礼毕,皇后率贵妃,妃,嫔以下诣皇太后宫行庆贺礼如仪。}}</ref>, cho thấy rõ vai trò hoàng hậu của một "nhiếp lục cung sự" hoàng quý phi, lễ mừng sinh nhật của Na Lạp thị ("Thiên Thu tiết" 千秋節) cũng được án theo quy chế hoàng hậu<ref>{{harvp|Triệu Nhĩ Tốn|loc=[https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%B8%85%E5%8F%B2%E7%A8%BF/%E5%8D%B788 quyển 88]|ps=: 攝六宮事皇貴妃千秋節,儀同皇后。}}</ref>. Trong khi đó cũng từng là hoàng quý phi khi không có hoàng hậu, [[Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu]] Đông Giai thị lại không có đãi ngộ này, trong văn bản chỉ gọi việc bà tham gia chúc tụng là "'''Hoàng quý phi dĩ hạ'''" (皇贵妃以下) hoặc "'''Hoàng quý phi đẳng'''" (皇贵妃等), có nghĩa "''Nhóm phi tần đứng đầu bởi Hoàng quý phi''", hoàn toàn không có tư cách hoàng hậu. Ví dụ cho chuyện này là lễ gia tôn huy hiệu cho Chiêu Thánh Thái hoàng thái hậu và [[Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu|Nhân Hiến Hoàng thái hậu]] vào năm Khang Hi thứ 20 ([[1681]]), nghi chú ghi rõ: Đường quan{{noteTag|'''Đường quan''' (堂官) là cách gọi chung thời Minh-Thanh nói đến quan viên cao cấp trong một cơ quan ở các bộ, bao gồm [[Thượng thư]] và [[Thị lang]].}} của bộ Lễ truyền nội giám thỉnh nhóm Hoàng quý phi đến cung của Thái hoàng thái hậu hành lễ. Thái hoàng thái hậu bận lễ phục, nội giám thỉnh ngài ngự trong nội điện, nhóm Hoàng quý phi đến trước mặt diện kiến, lấy Hoàng quý phi (Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu) đứng bên tả, Quý phi ([[Ôn Hi Quý phi]]) đứng bên hữu, các phi khác phân ra tả hữu theo thứ tự, đi sau là nhóm công chúa, vương phi cùng mệnh phụ đến hành lễ với Thái hoàng thái hậu, sau đó là lặp lại chuyện này đối với Hoàng thái hậu<ref>{{harvp|Trương Đình Ngọc|Lưu Dung|loc=[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=86051&remap=gb quyển 131]|ps=: 是日皇贵妃以下诣太皇太后,皇太后宫行庆贺礼。。。礼部堂官传内监奏请皇贵妃等诣太皇太后宫行礼。。。太皇太后礼服御内殿乐作升座乐止,皇贵妃等前进,皇贵妃在左,贵妃在右,诸妃分左右立稍后,率公主王妃以下大臣命妇依次排立行六肃三跪三叩礼,乐作礼毕乐止。皇贵妃等复原位立,内监奏请太皇太后还宫,乐作进宫乐止,皇贵妃等出宫乘舆引礼命妇前导赴皇太后宫行礼,与太皇太后行礼同,礼毕。}}</ref>. Có thể thấy vai trò của hoàng quý phi thông thường vẫn không vượt qua phạm vi phi tần dẫu cho hoàng hậu không tại vị, họ bị chia sẻ địa vị với các quý phi hoặc phi, việc họ đứng bên tả theo quan niệm "Tả tôn Hữu ti" (左尊右卑) chỉ đơn giản là vì hoàng quý phi có vị phân cao nhất, nhưng cũng không có nghĩa hoàng quý phi làm chủ các nhóm phi tần khác, do đó tư cách chủ nhân của hoàng quý phi không tồn tại trong các dịp lễ tương tự. Ngược lại, "nhiếp lục cung sự" hoàng quý phi lại có tư cách của hoàng hậu khi có thể "dẫn xuất" nhóm phi tần với tư cách chủ nhân.
 
Theo điển chế nhà Thanh, Na Lạp thị là vị hoàng quý phi đầu tiên được dùng màu "'''Minh hoàng sắc'''" (明黄色) - loại [[màu vàng]] tươi sáng mà trước đó chỉ được dùng bởi bậc Đế-Hậu<ref>{{harvp|Hội đồng biên soạn nhà Thanh|1747|loc=[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=395498&remap=gb quyển 138]|ps=: 皇贵妃仪仗内増眀黄段黑段寳相花伞各二。}}</ref>, trong khi các năm trước chỉ đến màu vàng sậm gọi là "'''Kim hoàng sắc'''" (金黄色)<ref name = "HQP">{{harvp|Hội đồng biên soạn nhà Thanh|1747|loc=[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=395498&remap=gb quyển 138]|ps=: 顺治初年定。。。皇贵妃仪仗红黑云段销金鳯旗四,金节二,吾仗立瓜卧瓜各二。。。金黄段素扇二。贵妃仪仗与皇贵妃同。}}</ref>. Vốn vào thời kỳ Khang Hi và Ung Chính, hai tước vị "Hoàng quý phi" cùng "Quý phi" vẫn tương đương như nhau không có phân biệt<ref name = "HQP"/>, nhưng từ triều Càn Long sách lập Na Lạp thị làm "Nhiếp lục cung sự Hoàng quý phi" thì quy chế của hoàngHoàng quý phi từ đó được quy định một số chi tiết tương tự Đế-Hậu, từ đó, một khoảng cách giữa Hoànghai quýtước phivị này Quýđược phihình đãthành đượccụ hìnhthể thànhhơn. Cũng từ thời Càn Long đã hình thành nên một ''"lệLệ bất thành văn"'' của triều đình nhà Thanh: khi hoàng hậu qua đời, vị phi tần tiếp theo có khả năng làm hoàng hậu thì sẽ phong làm hoàng quý phi trước, sau khi mãn tang hoàng hậu thì sẽ trở thành hoàng hậu tiếp theo. Ngoại trừ Na Lạp thị, triều Thanh chỉ có hai người theo lệ này là [[Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu]] Nữu Hỗ Lộc thị của Gia Khánh Đế cùng [[Hiếu Toàn Thành Hoàng hậu]] Nữu Hỗ Lộc thị của Đạo Quang Đế, thế nhưng nhận danh xưng "nhiếp lục cung sự" lại chỉ có Hiếu Toàn Thành Hoàng hậu và bà cũng là người cuối cùng.
 
Sự ưu việt của "Nhiếp lục cung sự Hoàng quý phi" được người đời Thanh về sau xem là một biệt lệ khó có được, tuy nhiên có nhiều hiểu lầm tồn tại trong dân gian đã dẫn đến việc không phân biệt được giữa một "nhiếp lục cung sự" hoàng quý phi và một hoàng quý phi thông thường. Sách "[[Thanh cung từ]]" được sáng tác thời kỳ cuối nhà Thanh đề cập một khái niệm "'''Phó hậu'''", tuy người hiện đại đem khái niệm này gán lên hoàng quý phi nói chung, nhưng nguyên bản ý nghĩa mà tác giả sử dụng trong sách này lại chính là đang nói các "nhiếp lục cung sự" hoàng quý phi, nguyên văn rằng: "''Chế độ nhà Thanh, dưới Hậu có Hoàng quý phi là tôn quý nhất, có thể 'Tổng nhiếp lục cung sự' tức là Phó hậu vậy''"<ref name = "PH">{{harvp|Hậu Nhân Hổ|ps=: 六宫总摄被玄纁,天后銮仪一半分。敦肃独全终始礼,家书不发大将军。清宫制,后以下皇贵妃最尊,可总摄六宫事即副后也。宪宗敦肃皇贵妃,年遐龄女,大将军羹尧妹,最谨慎,偶有家书必先呈御览,故得全始终礼。}}</ref>. Như vậy có thể thấy rằng, "<u>Phó hậu là vị hoàng quý phi có thể Nhiếp lục cung sự</u>", mà không phải "''Cứ là hoàng quý phi tức là Phó hậu''" như nhiều người lầm tưởng.