Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bức xạ phông vi sóng vũ trụ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 7:
'''Bức xạ phông vi sóng vũ trụ''' (hay '''bức xạ nền vũ trụ''', '''bức xạ tàn dư vũ trụ''') là [[bức xạ điện từ]] được sinh ra từ thời kỳ sơ khai của [[vũ trụ]] (khoảng 380.000 năm sau [[Vụ Nổ Lớn]]). Phổ của nó có dạng giống phổ bức xạ của [[vật đen]] với đỉnh nằm trong dải bước sóng [[vi ba]] (trong khoảng vài [[milimét]] đến vài chục [[xentimét]]). Hầu hết các nhà vũ trụ học cho rằng bức xạ phông nền vũ trụ cùng với sự [[dịch chuyển đỏ]] là những bằng chứng tốt nhất chứng minh cho sự đúng đắn của mô hình Vụ Nổ Lớn của vũ trụ.
 
Lý thuyết vụ nổ lớn tiên đoán về sự tồn tại của bức xạ phông vi sóng vũ trụ được tạo thành từ các quang tử phát ra từ giai đoạn sinh hạt [[baryon]]. Vì vũ trụ thời kỳ sơ khai ở trạng thái cân bằng nhiệt động nên nhiệt độ của bức xạ và plasma bằng nhau cho đến khi plasma tái hợp. Trước khi nguyên tử được hình thành thì bức xạ bị hấp thụ và tái phát xạ đều trong một quá trình gọi là tán xạ Compton: vũ trụ vào giai đoạn sơ khai không trong suốt với ánh sáng. Tuy nhiên, quá trình nhiệt độ của vũ trụ bị giảm đi khi giãn nở làm cho nhiệt độ xuống thấp hơn 3.000 K, tại nhiệt độ này thì điện tử và hạt nhân kếp hợp với nhau để tạo ra nguyên tử và các plasma nguyên thủy bị biến thành khí trung hòa. Quá trình này được gọi là quá trình giải phóng quang tử. Một vũ trụ chỉ gồm các nguyên tử trung hòa cho phép bức xạ truyền qua mà không bị cản trở nhiều.
 
Vì tại các giai đoạn sớm, vũ trụ ở trong trạng thái cân bằng nhiệt động nên bức xạ từ thời điểm này có phổ phân bố giống như phổ phát xạ của một vật đen được truyền một cách tự do cho đến ngày nay sẽ bị dịch chuyển đỏ theo định luật Hubble. Bức xạ đó phải được giống nhau theo mọi hướng trong không gian.