Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quần đảo Hoàng Sa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 358:
[[Tập tin:ChauBanHoangSa1307a1837.jpg|nhỏ|phải|Châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa (黄沙), ngày 13 tháng 7 năm Đinh Dậu niên hiệu [[Minh Mạng]] thứ 18 (ngày 13 tháng 8 năm 1837).]]
*Những người đánh cá Việt Nam sống trên các đảo tuỳ theo mùa nhưng từ bao giờ thì không thể xác định được. Những người đánh cá từ các quốc gia láng giềng khác nhau thường xuyên lui tới đảo này trong hàng thế kỉ và những người đi biển có nguồn gốc ở xa hơn (người [[Ấn Độ]], [[Ả Rập]], [[Bồ Đào Nha]], [[Tây Ban Nha]], [[Hà Lan]]) đã biết và nói về các đảo này từ lâu.<ref>Monique Chemillier-Gendreau, sách đã dẫn, trang 52</ref> Trong số đó, có các nhà hàng hải Pháp xuống tàu từ cảng La Rochelle, ngày 7 tháng 3 năm [[1568]] cùng với các nhà bác học dòng Tên đi Viễn Đông đã đến Hoàng Sa.<ref>Lê Thành Khê: ''Vụ các đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước pháp luật quốc tế, Viện quốc tế về nghiên cứu và sưu tầm ngoại giao'', 1958</ref>
*Theo [[Đại Việt sử ký toàn thư]], từ năm 1467, vua [[Lê Thánh Tông]] đã cho bản đồ lãnh thổ Đại Việt. Bộ [[Hồng Đức bản đồ]] được hoàn thành vào cuối năm 1469, được bổ sung nhiều lần về sau, gồm bản đồ cả nước và các địa phương, trong đó có vẽ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa<ref name="source2">{{Chú thích web | url = http://kienthuc.net.vn/tham-cung/chien-luoc-bao-ve-hoang-sa-truong-sa-cua-vua-chua-viet-694716.html | tiêu đề = Chiến lược bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa của vua chúa Việt | tác giả = | ngày = | ngày truy cập = 8 tháng 2 năm 2018 | nơi xuất bản = Kienthuc.net.vn | ngôn ngữ = }}</ref>. Trong các bản đồ của Việt Nam từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, quần đảo Hoàng Sa được người Việt đặt tên bằng [[chữ Nôm]] làː 𪤄葛鐄 hay 𡓁吉鐄 hoặc [[chữ Hán]]ː 黄沙渚 hay 黄沙, đều có nghĩa là Bãi Cát Vàng. Nhưng đôi khi người Việt vẫn kèm tên gọi Trung Quốc chỉ Hoàng Sa là 萬里長沙.
*Đầu [[thế kỷ 17|thế kỉ 17]]: [[Chúa Nguyễn]] tổ chức khai thác trên các đảo. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải có nhiệm vụ ra đóng ở hai quần đảo, mỗi năm 8 tháng để khai thác các nguồn lợi: đánh cá, thâu lượm những tài nguyên của đảo và những hoá vật do lấy được từ những tàu đắm. Theo [[Phủ biên tạp lục]] (1776) của [[Lê Quý Đôn]] thì: "Phủ Quảng Ngãi huyện [[Bình Sơn]] có xã An Vĩnh ở gần biển, ngoài biển về phía Đông Bắc có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng biển, từ hòn này sang hòn kia phải đi một ngày hoặc vài canh thì đến. Trên núi có chỗ có suối nước ngot. Trong đảo có bãi cát vàng dài, ước hơn 30 [[dặm Việt Nam|dặm]], bằng phẳng rộng lớn, nước trong suốt đáy... Các thuyền ngoại phiên bị bão thường đậu ở đảo này. Trước [[chúa Nguyễn|họ Nguyễn]] đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người [[lý Sơn|xã An Vĩnh]] sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhân giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến [[hoàng Sa (đảo)|đảo ấy]]. Ở đây tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu ([nước ngoài bị đắm vì bão]),... Đến kỳ tháng 8 thì về, vào cửa Eo, đến thành [[Cố đô Huế|Phú Xuân]] để nộp,... Họ Nguyễn đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ Chính ở [[Bình Thuận]], hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi,..., cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở [[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]],..., cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản... Hoàng Sa gần phủ Liêm Châu [[đảo Hải Nam]], người đi thuyền có lúc gặp thuyền cá [[Trung Quốc|Bắc Quốc]],...".<ref name=autogenerated1>''Phủ biên tạp lục'', Lê Quý Đôn toàn tập, trang 119-120.</ref> [[Lịch triều hiến chương loại chí]] viết: "Xã An Vĩnh, huyện Bình Dương ở gần biển. Ngoài biển, phía Đông Bắc có đảo [Hoàng Sa] nhiều núi linh tinh, đến hơn 130 ngọn núi. Đi từ núi [chính] ra biển ([tức sang các đảo khác]) ước trừng một vài ngày hoặc một vài trống canh. Trên núi có suối nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng, dài ước 30 dặm, bằng phẳng rộng rãi... Các đời [[Chúa Nguyễn|chúa]] [Nguyễn] đặt đội Hoàng Sa 70 người, người làng An Vĩnh, thay phiên nhau đi lấy hải vật. Hàng năm, cứ đến tháng 3, khi nhận được lệnh sai đi, phải đem đủ 6 tháng lương, chở 5 chiếc thuyền nhỏ ra biển, 3 ngày 3 đêm mới đến đảo ấy ([tức Hoàng Sa])... Đến tháng 8 thì đội ấy lại về, vào cửa Yêu Môn (tức cửa Thuận An) đến thành Phú Xuân, đưa nộp."<ref>''Lịch triều hiến chương loại chí'', tập 1, trang 167.</ref>
*Năm [[1686]]: (năm [[Lê Hy Tông|Chính Hòa]] thứ 7) Đỗ Bá Công Đạo biên soạn Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (天南四至路图書) trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ Bản Đồ. Tấm bản đồ trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ được vẽ theo bút pháp đương thời với lời chú rất rõ ràng: ''"Giữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) dài tới 400 dặm… Họ Nguyễn mỗi năm và cuối mùa Đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn…", còn bản đồ vẽ trong Toản Tập An Nam Lộ thì ghi chú rất rõ địa danh Bãi Cát Vàng trên biển khơi phía trước của những địa danh trên đất liền như các cửa biển Đại Chiêm, Sa Kỳ, Mỹ Á, phủ Quảng Nghĩa và các huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Hoa.
*Năm [[1695]]: nhà sư [[Thạch Liêm|Thích Đại Sán]] ([[1633]] - [[1704]], hiệu Thạch Liêm, quê ở tỉnh [[Giang Tây]], [[Trung Quốc]], đến [[Cố đô Huế|Phú Xuân]] theo lời mời của chúa [[Nguyễn Phúc Chu]]) đã nhắc đến địa danh "Vạn lý Trường Sa" ngoài Biển Đông (ám chỉ quần đảo Hoàng Sa<ref>{{harvnb|Nguyễn|2002|p=43}}</ref><ref name="phq2012">{{Chú thích web |url=http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/ve-dia-danh-van-lu-truong-sa-trong-hai-ngoai-ky-su |tiêu đề=Về địa danh Vạn lý Trường Sa (萬里長沙) trong tác phẩm Hải Ngoại Kỉ Sự |tác giả=Phạm Hoàng Quân |ngày tháng=2012/9/5 |ngày truy cập=2012/9/10}}</ref>) trong quyển 3 của tập sách ''Hải ngoại kỉ sự''. Trích một đoạn sách do Nguyễn Phương và Nguyễn Duy Bột (Viện đại học Huế - Ủy ban Phiên dịch Sử liệu Việt Nam, 1963) dịch: "Khách có người bảo: mùa gió xuôi trở về [[Quảng Đông]] chừng vào độ nửa tháng trước sau tiết lập thu; chừng ấy, gió tây nam thổi mạnh, chạy một lèo gió xuôi chừng bốn năm ngày đêm có thể đến [[Hổ Môn]]. Nếu chờ đến sau mùa nắng, gió bấc dần dần nổi lên, nước chảy về hướng đông, sức gió nam yếu, không chống nổi dòng nước chảy mạnh về đông, lúc ấy sẽ khó giữ được sự ổn tiện vậy. Bởi vì có những cồn cát nằm thẳng bờ biển, chạy dài từ đông bắc qua tây nam; đống cao dựng đứng như vách tường, bãi thấp cũng ngang mặt nước biển; mặt cát khô rắn như sắt, rủi thuyền chạm vào ắt tan tành; bãi cát rộng cả trăm dặm, chiều dài thăm thẳm chẳng biết bao nhiêu mà kể, gọi là Vạn lý Trường Sa, mù tít chẳng thấy cỏ cây nhà cửa; Nếu thuyền bị trái gió trái nước tất vào, dầu không tan nát, cũng không gạo không nước, trở thành ma đói mà thôi. Quãng ấy cách Đại Việt bảy '''ngày''' đường, chừng '''bảy trăm dặm'''. Thời Quốc vương trước, hằng năm sai '''thuyền đánh cá''' đi dọc theo bãi cát, lượm vàng bạc khí cụ của các thuyền hư tất vào. Mùa thu nước dòng cạn, chảy rút về hướng đông, bị một ngọn sóng đưa đi thuyền có thể trôi xa cả trăm dặm; sức gió chẳng mạnh, sợ có hiểm hoạ Trường Sa."<ref name="phq2012" /><ref>Những chỗ in đậm là sai lầm trong cách dịch theo Phạm Hoàng Quân (2012).</ref>
*Năm [[1698]]: Quần đảo trở nên nổi tiếng trong các biên niên sử hàng hải với vụ đắm tàu ''Amphitrite'' dưới thời vua [[Louis XIV của Pháp|Louis XIV]] trong khi đi từ Pháp sang Trung Quốc.<ref>Claudius Madrolle: ''La question de Hainam et des Paracels (Vấn đề đảo Hải Nam và các đảo Hoàng Sa)'' Revue Politique Etrangère, 1939</ref>
*Năm [[1753]]: Có 10 người lính của Đội Bắc Hải đến quần đảo Trường Sa: 8 người xuống đảo, còn 2 người thì ở lại canh thuyền. Thình lình cơn bão tới và thuyền bị trôi dạt đến cảng Thanh Lan của Trung Quốc. Chính quyền Trung Hoa cho điều tra, và khi biết các sự kiện, đã cho đưa 2 người lính Việt Nam về. Lê Quý Đôn viết: "''[[Lê Quý Đôn|Tôi]] đã từng thấy một đạo công văn của quan chính đường huyện Văn Xương Quỳnh Châu gửi cho [[Thuận Hóa]] nói rằng: năm [[Càn Long]] thứ 18 (1753), có 10 tên quân nhân xã An Vĩnh tổng Cát Liềm huyện Chương Nghĩa phủ [[Quảng Ngãi]] nước [[An Nam]], một ngày tháng 7 đến [[quần đảo Trường Sa|Vạn lý Trường Sa]] tìm kiếm các thứ, có 8 tên lên bờ tìm kiếm, chỉ để 2 tên giữ thuyền, bị gió đứt dây thuyền, giạt vào Thanh Lan cảng, quan ở đấy xét thực, đưa trả về nguyên quán...''".<ref name=autogenerated1 /><ref>Lê Quý Đôn, ''Phủ biên tạp lục''. Trích từ ''Les archipels de Hoang Sa et de Truong Sa selon les anciens ouvrages viêtnamiens d’histoire et de geographie'' của Võ Long Tê, Sài Gòn, 1974, tr. 62.</ref>