Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quần đảo Hoàng Sa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 8:
Phía Việt Nam cho rằng các chính quyền của họ từ [[thế kỷ 17]]-[[Thế kỷ 18|18]] đã tổ chức khai thác quần đảo hàng năm kéo dài theo mùa (6 tháng). Đến đầu thế kỷ XIX, [[nhà Nguyễn]] (Việt Nam) với tư cách nhà nước đã chính thức xác lập [[chủ quyền]] trên quần đảo. Các hoạt động thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn được bắt đầu có thể muộn hơn các triều đại Trung Hoa nhưng với mật độ mau hơn trong [[Thế kỷ 19|thế kỷ XIX]]: các năm 1803, 1816, 1821, 1835, 1836, 1837, 1838, 1845, 1847, 1856. Không chỉ là kiểm tra chớp nhoáng trên các [[đảo]] hoang vô chủ rồi về, mà hoạt động chủ quyền cấp [[nhà nước]] của nhà Nguyễn từ năm 1816 bao gồm các công việc khảo sát đo đạc thủy trình, đo vẽ [[bản đồ]] dài ngày,<ref>Châu bản triều Nguyễn ngày 5 tháng 9 năm 1835.</ref> xây xong sau nhiều ngày [[Hoàng Sa Tự|quốc tự]] trên đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa,<ref>Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỷ, quyển 154.</ref> cắm bia chủ quyền,<ref>Châu bản triều Nguyễn ngày 13 tháng 8 năm 1837.</ref><ref>Các hành động tương tự (cắm bia chủ quyền) chỉ được các nhà nước Trung Quốc thực sự thực hiện trong thế kỷ XX vào năm 1937.</ref> và cứu hộ hàng hải quốc tế. Một phần 3 cuối thế kỷ 19, do suy yếu và mất nước bởi [[Pháp]] xâm lược, hoạt động chủ quyền của nhà Nguyễn đối với quần đảo Hoàng Sa và [[quần đảo Trường Sa]] bị gián đoạn.
 
Ngược lại, phía [[Trung Quốc]] và [[Đài Loan]] cũng cho rằng quần đảo Hoàng Sa kể từ khi bắt đầu thời kỳ [[nhà Hán]] (năm 206 trước công nguyên) đã là lãnh thổ Trung Quốc, các triều đại về sau vẫn có các hoạt động phát triển, các nhà nước phong kiến Trung Hoa, thỉnh thoảng với tần suất vài lần trong nhiều [[thế kỷ]] hay một lần trong mỗi thế kỷ, đã gửi quân kiểm tra hay các đoàn sứ thần ngoại giao đi sứ ngang qua quần đảo này.<ref>[http://www.bannedthought.net/China/MaoEra/Vietnam/China'sIndisputableSovereignty-1980.pdf China's Indisputable Sovereignty over the Xisha and Nansha islands, 1980.]</ref> Đỉnh điểm của hoạt động tuần tra cấp [[nhà nước]] là vào đầu thời đại [[nhà Minh]] với các chuyến thám hiểm từ năm 1405-1433, đến [[Đông Nam Á]] và [[Ấn Độ Dương]] của [[Trịnh Hòa]]. Sau thời Trịnh Hòa (năm 1433) đến cuối triều đại [[nhà Thanh]] (năm 1911), hoạt động tuần tra quần đảo này chỉ còn chủ yếu là do chính quyền địa phương [[Quảng Châu]] thực hiện,<ref name="scholarlycommons.law.case.edu">[http://scholarlycommons.law.case.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1644&context=jil China's Claim of Sovereignty over Spratly and Paracel Islands: A Historical and Legal Perspective], Teh-Kuang Chang, Case Western Reserve Journal of International Law, Volume 23, Issue 3, 1991.</ref> các nhà nước Trung Hoa không còn lưu tâm đến lãnh vực hàng hải,<ref>[http://www.gio-o.com/NgoBac/NgoBacUGranadosBienNamHai.htm Biển Nam Hải và các bãi san hô ngầm dưới các triều đại nhà Minh và nhà Thanh], Ulises Granados.</ref> để các đảo, đá san hô ở biển Nam Hải ([[Biển Đông]]) trở về nguyên vẹn là các đảo hoang ({{lang|zh|荒島無居民}}).<ref>[http://ctext.org/library.pl?if=gb&file=82392&page=13 使西紀程 (Sứ Tây kỉ trình, xuất bản khoảng năm 1890), Quách Tung Đảo (郭嵩燾), trang 13.]</ref> Các cuộc tuần tra của chính quyền địa phương Quảng Châu trong thời Minh Thanh sau năm 1433 là: Cuộc tuần tra các đảo ven bờ Quỳnh Châu (Hải Nam) nằm trong Thất Châu Dương (phần đông bắc Biển Đông) của Ngô Thăng (''吳昇'') đầu thời nhà Thanh (năm 1710-1712), và cuộc tuần tra một ngày của [[Lý Chuẩn]] (năm 1909) cuối nhà Thanh.<ref name="scholarlycommons.law.case.edu"/> Một cuộc đi sứ [[Anh|Anh Quốc]] ngang qua (nhìn thấy trên hành trình nội nhật trong 1 ngày) các đảo, đá, bãi ngầm san hô được cho là quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa) năm 1876 của Quách Tung Đảo.<ref>[http://ctext.org/library.pl?if=gb&file=82392&page=12], [http://ctext.org/library.pl?if=gb&file=82392&page=13] 使西紀程 (Sứ Tây kỉ trình, xuất bản khoảng năm 1890), Quách Tung Đảo (郭嵩燾), trang 12-13.</ref> Trên quần đảo vẫn còn những di tích từ thời [[nhà Đường]] và [[nhà Tống]].<ref name="scholarlycommons.law.case.edu"/>
 
Vào đầu thế kỷ 20, [[Liên bang Đông Dương]] thuộc Pháp kiểm soát quần đảo, nhưng đã bắt đầu có sự tranh chấp chủ quyền với chính quyền [[Trung Hoa Dân Quốc (1912–1949)|Trung Hoa Dân quốc]]. Sau đó, quần đảo rơi vào tay [[Đế quốc Nhật Bản]] và được gộp chung vào với [[Đài Loan thuộc Nhật]] trong giai đoạn 1941-1945. Tại Hội nghị San Francisco năm 1951 về việc phân định các lãnh thổ mà [[Đế quốc Nhật Bản]] chiếm giữ, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đối tượng tuyên bố chủ quyền của nhiều bên tranh chấp: [[Liên hiệp Pháp]], [[Trung Quốc]], [[Đài Loan]], [[Philippines]]. Kết quả Hội nghị không công nhận chủ quyền của quốc gia nào, các quần đảo được coi là vô chủ và càng gây ra tranh chấp dữ dội hơn sau này.